Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Xúc cảnh _Nguyễn Đình Chiều_ Hoa cỏ

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Xúc cảnh

_Nguyễn Đình Chiều_

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông[1],
Chúa xuân[2] đâu hỡi, có hay không?
Mây giăng ải bắc[3] trông tin nhạn,
Ngày xế non nam[4] bặt tiếng hồng.
Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung.
Chừng nào thánh đế[5] ân soi thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.

 Chú thích

[1] Gió từ phương đông tới, tức gió mùa xuân

[2] Mùa xuân đưa lại sức sống mới cho muôn loài, cho con người. Do đó nó được gọi là Chúa xuân. Ở đây ý nói Tổ quốc độc lập (vì Tổ quốc độc lập thì mọi người dân có hạnh phúc)

[3] Ải vốn có nghĩa chỗ đất hiểm trở, chật hẹp, quạnh hiu. Ải cũng có nghĩa chỗ giáp giới giữa hai nước. Ở đây, ải bắc có nghĩa là phương bắc xa xôi

[4] Núi ở phương nam. Ở đây, non nam là phương nam (cũng có thể nói là Nam Bộ lúc này đã bị chiếm đóng hoàn toàn)

[5] Vị vua đáng tôn kính. Trong điều kiện ý thức hệ phong kiến còn thống trị, Nguyễn Đình Chiểu không thể không nói đến thánh đế, nhưng đó là vị vua lý tưởng mà ông ước mơ

Trả lời cho các câu 709835, 709836, 709837, 709838, 709839 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Chỉ ra những dấu hiệu cho biết bài thơ Xúc cảnh là thơ Đường luật.
Câu hỏi:709836
Phương pháp giải

Căn cứ đặc điểm thơ Đường luật.

Giải chi tiết

- Bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

- Vần: 1-2-4-6-8 (đông – không – hồng – sông).

- Niêm: câu 1-8 (T); câu 2-3 (B); câu 4-5 (T); câu 6-7 (B): chữ thứ 2 các câu niêm phải cùng thanh B-T

- Đối: 3-4; 5-6: đối từ và đối ý.

Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ Xúc cảnh.
Câu hỏi:709837
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Cảm hứng chủ đạo: đau buồn, đau xót về tình thế của đất nước đang bị giặc ngoại xâm đô hộ. Mong mỏi sự thay đổi để trở về độc lập.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong bốn câu thơ đầu: Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
Chúa xuân đâu hỡi, có hay không?
Mây giăng ải bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non nam bặt tiếng hồng.
Câu hỏi:709838
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Ẩn dụ: hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông.

- Tác dụng:

+ Hiểu được tình cảnh nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ, mong ngóng ngọn gió mùa xuân tốt lành.

+ Thể hiện cảm hứng chủ đạo một cách khéo léo, kín đáo.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu
Nhận xét tinh thần yêu nước của tác giả được thể hiện qua hai câu thơ sau: Bờ cõi xưa đà chia đất khác Nắng sương nay há đội trời chung
Câu hỏi:709839
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Lòng yêu nước sâu sắc, mãnh liệt. Ông nhận thức được nỗi đau khi phải cắt bờ cõi cho ngoại bang.

- Thể hiện lòng quyết tâm, không chịu khuất phục, lùi bước trước giặc, quyết tâm đánh đuổi giặc.

Câu hỏi số 5:
Vận dụng
So sánh 2 câu kết của bài thơ Xúc cảnh với 2 câu thơ sau. Từ đó, so sánh thái độ của hai tác giả trước tình cảnh đất nước bị xâm lược Nghĩ mình lại ngán cho mình nhỉ, Mà cũng bia xanh, cũng bảng vàng (Tự trào – Nguyễn Khuyến)
Câu hỏi:709840
Phương pháp giải

Phân tích, so sánh.

Giải chi tiết

- Điểm giống: Thể hiện suy ngẫm, trăn trở của bản thân về vấn đề của đất nước, của thời cuộc. Có trách nhiệm với thời cuộc, không thờ ờ trước thời cuộc, trước dân, đất nước.

- Điểm khác:

+ NĐC: chờ đợi, hi vọng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ NK: mỉa mai, tự trào chính bản thân khi “bia xanh, bảng vàng” mà không giúp ích gì được.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com