Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CHUYỆN HAI PHẬT CÃI NHAU Năm Quý Tỵ [2] lụt to. Những

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHUYỆN HAI PHẬT CÃI NHAU

Năm Quý Tỵ [2] lụt to. Những nơi nước đến, rắn rết bò lên ngọn cây, người ta phải nuôi gà chó trên cành. Đền chùa phần nhiều bị nước cuốn đi hay là đổ nát.

Ngày hai mươi bảy tháng tám, nước rút, ta đi thuyền xem xét nơi nào bị thiệt hại thì chẩn cấp cho dân. Buổi chiều, đến bến đò Văn Giang, gió mưa mờ mịt. Ta cho buộc thuyền trước chùa rồi nằm ngủ. Đến canh ba, bốn bên im lặng như tờ, ta bỗng nghe trong chùa có tiếng nói xì xào. Lúc ấy, quan hầu đều ngủ say. Ta lén đi lên bờ, tựa cửa chùa dòm trộm, thấy một tượng phật bằng đất, chân đạp lên đầu một con thú, tay cầm kiếm, râu ria tua tủa như những ngọn kích, mặt vuông đầy thước, lưng rộng ba ôm, sắc mặt giận dữ, chỉ thẳng vào mặt một tượng phật gỗ ngồi ở bên trên, mắng rằng:

- Khoảng tháng sáu, tháng bảy, Hà Bá [3] gây ra tai vạ, chính thân ngươi cũng không thể chống nổi nước lũ, phải trôi dòng dạt bãi, lúc nổi lúc chìm, mũ hoa để lem nhem, hài vẽ để bùn lấm. Khi ấy, các mụ nhà quê trông thấy ngươi, ngờ là cây chuối nổi, thợ mộc trông thấy ngươi nghi là khúc gỗ trôi. Đã bao lâu, ngươi vẫn là chỗ để cho bọn áo nâu tay chùng nấp bóng, thế mà bây giờ ngươi không sao kiếm cho nổi bằng một ván bạc! Cũng may mà thân nhà ngươi hãy còn, được nhà sư đem về sửa lại áo mũ, tô lại vàng son. Ta nghĩ: trước ngươi đã gặp cảnh ngộ nhường ấy, nay còn mặt mũi nào dám ở trên ta mà hưởng lộc ba phẩm nữa?

Phật gỗ cũng phát khùng đứng lên nói:

- Ngươi không nghe trong kinh có câu: "Thế gian vạn sự bất như thường, hựu bất kinh nhân, hựu cửu trường"[4] hay sao? Ôi! Lụt và hạn là bởi thiên tai gây ra. Lụt thì ta cùng trôi theo nước, khi nước rút, ta lại trở về ngôi cũ, dẫu bị xiêu dạt giang hồ, nhưng có hại gì đến "chân thân" của ta? Vậy chẳng phải là "làm chủ muôn hiện tượng, không theo luật bốn mùa"[5] hay sao? Khi ở trên dòng nước lũ, ta trông về cảnh chùa nhà mà thương thay cho nhà ngươi gặp bước truân chuyên. Nước đến chân thì chân ngươi nát rữa, nước đến bụng thì bụng ngươi vỡ lở, nước đến lưng thì lưng và vai ngươi đổ sụp. Trán rộng, mi dài, thôi còn đâu nữa! Hỡi ôi, thương thay! Thân hình không giữ nổi, còn cười người chi?

Hai Phật còn đương nói, chợt Phật Thích Ca [6] tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, bước ra mà rằng:

- Chao ôi! Hai ngươi đều có lỗi cả. Trong khi nước lớn mênh mông các ngươi đã không biết dùng lục trí[7], vận ngũ thông[8] thét lui muôn dòng nước về biển Đông, mà chỉ biết giữ cái hình hài bằng gỗ đất, ngồi hưởng rượu thịt của dân chúng, như thế đã không biết xấu hổ, lại còn đấu khẩu với nhau, không sợ "vách có tai"[9] ư?

Hai Phật bị phật Thích Ca bẻ lý, toan tìm lời chống chế, bỗng nghe bên chùa có tiếng người, ai nấy im thít.

Ta đẩy cửa trông vào, chỉ thấy đèn nến sáng choang, hai Phật cùng Phật Thích Ca đều trơ trơ ba khối đất và gỗ thôi.

Lời bàn của Nam Sơn Thúc: Hai phật cãi nhau là việc lạ, Phật Thích Ca bẻ hai Phật, lời nói lại càng lạ. Kể thì hai phật đều là vô công, mà còn đem việc ngồi trên ngồi dưới, lộc hậu, lộc bạc để tranh nhau, nên Phật Thích Ca chê là phải. Nhưng tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, thì có công gì với dân? Chẳng qua cũng như hai Phật kia thôi! Thánh thiên tử ruồng những lời nói tà, chống những việc làm lệch, chép nên bài văn lạ này, lời lẽ sâu sắc. Chẳng những kẻ ngồi không ăn lộc đọc đến phải toát mồ hôi trán, mà cả những người xuất gia đọc đến, cũng tự biết trở lại đường ngay. Thực là "đầu đề nho nhỏ, mà văn chương lớn lao".

Chú thích:

- Thế gian vạn sự bất như thường, hựu bất kinh nhân, hựu cửu trường"(1): Mọi việc ở trên đời thay đổi luôn luôn (bất như thường), nhưng lại (hựu) không làm cho ai kinh sợ và giữ nguyên được bản thể lâu dài (bất kinh nhân-cửu trường). Phật gỗ đem câu này ra để chứng tỏ thân mình đã qua một phen trôi dạt, rồi lại trở về chốn cũ y nguyên như trước, như trong bài đã nói: "Lụt, thì ta cùng trôi theo với nước (bất như thường), khi nước rút, ta lại trở về ngôi cũ (bất kinh nhân cứu trường). Dẫu bị xiêu đạt giang hồ (bất như thường), nhưng có hại gì đến chân thân của ta (bất kinh nhân cửu trưởng).

- Làm chủ muôn hiện tượng, không theo luật bốn mùa (2) Nguyên văn chữ Hán là: "Hựu vật tiên thiên địa, vô hình bản tịch liêu. Năng vi vạn tượng chủ, bất trục tứ thời điêu. Dịch nghĩa: Có vật tồn tại từ trước khi có trời đất, không có hình mà vốn lại lặng lẽ, làm chủ muôn hiện tượng, không điêu tàn theo bốn mùa.

- Vận ngũ thông, dùng lục trí (5) Lục trí: Thần cảnh trí, Thiên nhãn trí, Tha tâm trí, Túc trụ tùy niệm trí, Lậu tận trí. Ngũ thông: Đạo thông, Thần thông, Y thông, Báo thông, Yêu thông. Nói chung là những pháp thuật thần thông của nhà Phật.

Tìm hiểu chung:

- Thánh Tông di thảo là tên do người đời sau đặt cho một tác phẩm gồm 19 truyện được viết theo loại hình truyền kỳ, tạp ký và ngụ ngôn (kể từ đây gọi chung là truyện).

- Tương truyền là viết bởi Lê Thánh Tông - một trong những vị vua có công lớn với nước trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời cho các câu 712195, 712196, 712197, 712198, 712199, 712200, 712201 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu
Tóm tắt các sự kiện chính trong cốt truyện.
Câu hỏi:712196
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung văn bản, phân tích.

Giải chi tiết

- Cốt truyện:

+ Năm đó lụt to, nhân vật “ta” đi thuyền chấn cấp cho dân. Một đêm buộc thuyền trước chùa để ngủ thì nghe tiếng động lạ trong chùa.

+ Tượng Phật bằng đất hung dữ mắng tượng Phật bằng gỗ: chỉ là gỗ rỗng trôi theo lũ, được chùa nhặt về mà dám ngồi hưởng lộc.

+ Tượng gỗ tức giận mắng lại tượng đất: lũ đến thì thân tượng vỡ lỡ theo nước, không giữ được thân mình.

+ Phật Thích Ca lảo đảo trách cả hai Phật chỉ lo giữ thân mình mà không lo cho dân.

+ Phát hiện có người, cả ba Phật im lặng.

Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Câu chuyện trong văn bản diễn ra trong bối cảnh (không gian, thời gian) thật – ảo ra sao?
Câu hỏi:712197
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung văn bản, phân tích.

Giải chi tiết

- Bối cảnh:

+ Thời gian: “Năm Quý Tỵ” – đối chiếu với Đại Việt Sử ký Toàn thư thì có thể xác định câu chuyện được

đặt trong không-thời gian tại miền Bắc, Việt Nam vào tháng 9 năm 1475 (có trận lụt to).

+ Không gian: chùa chiền – nơi linh thiêng.

Câu hỏi số 3:
Vận dụng
Xác định hệ thống nhân vật chính, phụ? Các nhân vật đóng vai trò gì vào diễn biến câu chuyện, có phẩm chất và tính cách gì nổi bật? Xác định bằng cách nào (từ ngữ miêu tả do người kể chuyện viết / lời thoại mà nhân vật nói.
Câu hỏi:712198
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung văn bản, phân tích.

Giải chi tiết

- Nhân vật chính: Phật gỗ, Phật đất, Phật Thích Ca, ta (vua Lê Thánh Tông).

- Điểm nhìn: Nhân vật “ta” – vua Lê Thánh Tông.

- Phật đất:

+ Ngoại hình: Sắc mặt giận dữ, chỉ thẳng vào mặt một tượng gỗ và mắng.

+ Tâm lí nhân vật: dễ nóng giận, mất bình tĩnh.

+ Hành động:

Qua lời buộc tội của Phật gỗ: không giữ nổi mình. Qua lời buộc tội của Phật Thích Ca: không biết vận ngũ thông, dùng lục trí thét lui muôn dòng nước về biển Đông: không cứu giúp được dân chúng khỏi cảnh lầm than; ngồi hưởng rượu thịt của dân chúng: ngồi hưởng lộc từ sự thờ cúng của nhân dân. Cấm kị trong giới Phật lại còn đấu khẩu với nhau: tham - sân – si, cũng phạm vào cấm kị trong giới Phật.

- Phật gỗ

+ Ngoại hình: Phát khùng, đứng lên nói.

+ Tâm lí nhân vật: dễ nóng giận, mất bình tĩnh.

+ Hành động:

Qua lời buộc tội của Phật đất: không thể chống nổi nước lũ, lúc nổi lúc chim, mũ hoa lem nhem, hài vẽ lắm bùn, giống khúc gỗ trôi => không còn uy nghiêm chỉnh tề, không giúp dân chống được lũ.

Không sao kiếm nổi cho nổi bằng một ván bạc: phạm phải giới nghiêm của Phật: bài bạc.

Còn mặt mũi nào mà hưởng lộc ba phẩm: không giúp dân mà dám hưởng lộc.

Qua lời đáp trả lại Phật đất:

Không hại đến “chân thân”: thân Phật gỗ nổi lên mặt nước.

=> Không bị nước làm hại, vẫn giữ được thân.

=> Sử dụng câu kinh của Phật để bào chữa cho sự bất lực của mình trước lũ lụt.    

=> Nhận xét Phật gỗ và Phật đất: Phạm giới nghiêm của Phật:

Tham – sân – si: cãi nhau, tức giận, ghen tị, tham lam.

Hưởng rượu thịt của dân chúng.

Bài bạc.

=> Tố cáo, phê phán những kẻ ngụy Phật.

- Phật Thích ca

+ Ngoại hình: tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo.

+ Tâm lí nhân vật: say sưa.

+ Hành động: uống rượu => cấm kị trong giới Phật => cũng là một kẻ ngụy Phật.

- Chân dung nhân vật:

+ Lời nói:

Ra vẻ đạo mạo.

Sử dụng đạo lý của Phật.

+ Hành động: trái ngược: là những kẻ mang đầy tính xấu, không phải chỗ dựa vững chắc cho nhân dân qua thời thiên tai, lũ lụt.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu
Trong câu chuyện xuất hiện những chi tiết kì ảo nào? Ý nghĩa của những chi tiết đó.
Câu hỏi:712199
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung văn bản, phân tích.

Giải chi tiết

Chi tiết kì ảo:

- Mở truyện: ba bức tượng Phật sống dậy và tranh cãi với nhau.

- Kết truyện: ba bức tượng trở lại vẻ vô tri vô giác.

Tác dụng:

- Thức dậy nói chuyện: làm lộ ra những câu chuyện đáng chê trách của nhau.

=> phê phán những người đứng đầu vốn phải đem lại niềm tin cho nhân dân lại là những người bòn rút, hưởng lộc trên nỗi khổ của nhân dân.

Câu hỏi số 5:
Vận dụng
Nhận xét về ngôn ngữ của truyện (từ ngữ miêu tả do người kể chuyện viết / lời thoại mà nhân vật nói theo phong cách nào?). Tình cảm của người viết (đối với sự việc / nhân vật) được thể hiện qua ngôn ngữ truyện như thế nào?
Câu hỏi:712200
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung văn bản, phân tích.

Giải chi tiết

- “Ta lén đi lên bờ, tựa cửa chùa dòm trộm, thấy một tượng phật bằng đất, chân đạp lên đầu một con thú, tay cầm kiếm, râu ria tua tủa như những ngọn kích, mặt vuông đầy thước, lưng rộng ba ôm, sắc mặt giận dữ, chỉ thẳng vào mặt một tượng phật gỗ ngồi ở bên trên, mắng rằng”.

=> Lối viết điền văn, các cụm lặp lại liên tiếp cùng nhịp điệu.

- “Khoảng tháng sáu, tháng bảy, Hà Bá gây ra tai vạ, chính thân người cũng không thể chống nổi nước lũ, phải trôi dòng dạt bãi, lúc nổi lúc chìm, mũ hoa để lem nhem, hài vẽ để bùn lấm. Khi ấy, các mụ nhà quê trông thấy ngươi, ngờ là cây chuối nổi, thợ mộc trông thấy ngươi nghĩ là khúc gỗ trôi.”

=> Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Nhận xét

+ Sử dụng điển cố, điển tích

+ Lời văn hoa mĩ, dài, có nhịp điệu (lối biền văn trung đại)

- Tình cảm:

+ Sử dụng nhiều cụm từ mang ý chê trách, nặng lời – phê phán

+ Miêu tả nhân vật: “phát khùng”, “giận dữ > vẻ tức giận mất bình tĩnh của nhân vật → phê phán

Câu hỏi số 6:
Vận dụng
Xác định chủ đề, tư tưởng, thông điệp của truyện.
Câu hỏi:712201
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung văn bản, phân tích.

Giải chi tiết

- Chủ đề: phê phán hóm hỉnh, tinh tế những kẻ vô dụng nhưng lại được hưởng thụ cao.

- Tư tưởng:

+ Hướng Nho bài Phật – tư tưởng chính thời Hậu Lê.

+ Lòng thương dân chúng của vua Lê Thánh Tông.

+ Sự căm ghét những kẻ tâm theo Phật nhưng không có đạo đức.

Câu hỏi số 7:
Vận dụng
Em học được kiến thức gì về lịch sử/văn hóa/văn học Việt Nam thông qua tác phẩm.
Câu hỏi:712202
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung văn bản, phân tích.

Giải chi tiết

.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com