Hãy chuyển cách dẫn trực tiếp trong các câu sang cách dẫn gián tiếp. a. Thủ lĩnh da đỏ
Hãy chuyển cách dẫn trực tiếp trong các câu sang cách dẫn gián tiếp.
a. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã khẳng định: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi”.
(Theo Hoàng Vĩnh, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 4/2023)
b. Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng, nếu như không có một đêm tình cờ đứa bé nói: “Cha Đản lại đến kìa!”.
(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người)
c. Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã bộc lộ thành thực một tâm trạng:
“Dẫu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vấn trong trí tôi hàng tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.
(Lê Quang Hưng, “Nắng mới” - sự thành thực của một tầm hồn giàu mơ mộng)
Căn cứ lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.
a. Trong “Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người”, nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Na
đã khẳng định lời nói tình cờ của bé Đản khi cái bóng xuất hiện là yếu tố chấm dứt cho nỗi oan khuất của Vũ
Nương.
b. “Đối với đồng bào tôi … kinh nghiệm của đồng bào tôi”: dẫn trực tiếp
=> Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã khẳng định sự thiêng liêng của đất dai và thế giới tự nhiên với những người
đồng bào của ông.
c. Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã bộc lộ những cảm nhận về sự vương vấn, đồng điệu tiếng lòng
thổn thức của nhà thơ Lưu Trọng Lư với chính ông mỗi khi nỗi buồn đến, đó chính là yếu tố làm nên sức sống
thơ Lưu Trọng Lư.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com