Chi tiết về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" của ông lão ở phần cuối tác phẩm
Chi tiết về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Phân tích.
Đây là chi tiết tạo ra sắc thái mỉa mai cho tác phẩm. Ngày Chủ nhật Phục sinh là ngày kỉ niệm Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết. Nhưng trong câu chuyện này sẽ chẳng có ai sống sót từ cõi chết trở về. Chỉ có ám ảnh về những cái chết sẽ xuất hiện, quân đội phát xít vẫn đang tiến E-bro, khi trời quang đãng, máy bay sẽ hoạt động trở lại và bọn phát xít sẽ trút đạn pháo. Thời điểm mong đợi lễ Phục sinh, chào đón sự tái sinh đã trở thành thời điểm của cái chết và sự hủy diệt do chiến tranh. “Niềm may mắn” của ông lão cũng là một chi tiết gợi sự trớ trêu. Ông lão thấy may mắn vì giống mèo có thể tự xoay xở được. Nhưng còn những con dê, bản thân ông thì sao?
Các chi tiết tương phản đó tác giả thể hiện tiếng nói phản chiến, cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh với những con người vô tội.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com