Nêu nét chính về văn học và thành tựu kiến trúc, điêu khắc của Đông Nam Á thời cổ - trung
Nêu nét chính về văn học và thành tựu kiến trúc, điêu khắc của Đông Nam Á thời cổ - trung đại.
Trình bày dựa trên kiến thức đã học.
*Văn học Đông Nam Á thời cổ - trung đại
- Văn học dân gian:
+ Truyền thuyết: Đây là thể loại văn học dân gian nổi bật, kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử, phản ánh đời sống và tâm tư của người dân.
+ Thơ ca: Thơ ca dân gian, bao gồm các bài hát, câu ca dao, tục ngữ, phản ánh đời sống lao động và tình cảm của người dân.
- Văn học viết:
+ Chữ viết: Các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng, như chữ Chăm cổ, chữ Nôm, giúp ghi lại các tác phẩm văn học và văn bản hành chính.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Một số tác phẩm nổi tiếng như “Riêm Kê” của Campuchia, “Ra-ma-kiên” của Thái Lan và Truyện Kiều” của Việt Nam.
*Thành tựu kiến trúc: đa dạng loại hình.
- Kiến trúc dân gian: nhà sàn thích hợp với khí hậu nóng ẩm.
- Kiến trúc tôn giáo: chùa, tháp, đền, miếu, lăng mộ, nhà thờ tôn giáo.
- Kiến trúc cung đình: hệ thống cung điện tại kinh đô (Thăng Long – VN, Ăngkor – Campuchia).
* Thành tựu điêu khắc
- Tượng thần và tượng Phật: Các tượng thần Hindu và tượng Phật giáo được chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ và Trung Quốc.
- Phù điêu và bức chạm nổi: Các bức phù điêu trên đài thờ Mỹ Sơn (Việt Nam), các bức chạm nổi tại Angkor Wat và Borobudur, thể hiện trình độ kỹ thuật cao và sự sáng tạo của nghệ nhân Đông Nam Á.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com