Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc và trả lời câu hỏi: MÙA THU VÀ MẸ Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi

Đọc và trả lời câu hỏi:

MÙA THU VÀ MẸ

Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn

Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ

Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị ….

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.

 

Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu.

Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ

Nắng mong manh đậu bên thật khẽ

Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!

 

Heo may thổi xao xác trong đêm

Không gian lặng im…

Con chẳng thể chợp mắt

Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức

Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!

(Lương Đình Khoa)

Trả lời cho các câu 717505, 717506, 717507, 717508, 717509, 717510, 717511, 717512, 717513, 717514 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu

Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi:717506
Phương pháp giải

Căn cứ các thể thơ đã học.

Giải chi tiết

Thơ tự do

Chọn A.

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu

Đâu là đề tài của bài thơ trên?

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi:717507
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Đề tài: Tình cảm gia đình

Chọn A.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Hình ảnh trung tâm trong bài thơ trên là gì?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:717508
Phương pháp giải

Căn cứ bài đọc hiểu.

Giải chi tiết

Hình ảnh: người mẹ

Chọn B.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu

Nhận xét nào không đúng khi nói về câu thơ “Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!”

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:717509
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Mẹ đang hạnh phúc vì con ngày càng trưởng thành, càng thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn của mẹ.

Chọn D.

Câu hỏi số 5:
Thông hiểu

Trong câu thơ “Nắng mong manh đậu bên thật khẽ”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi:717510
Phương pháp giải

Căn cứ các biện pháp tu từ.

Giải chi tiết

Biện pháp ẩn dụ.

Chọn A.

Câu hỏi số 6:
Thông hiểu

Dấu chấm lửng trong khổ thơ cuối có tác dụng gì?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:717511
Phương pháp giải

Căn cứ bài dấu chấm lửng.

Giải chi tiết

Thể hiện cảm xúc lắng đọng, không thể nói thành lời.

Chọn D.

Câu hỏi số 7:
Thông hiểu

Trong những câu thơ in đậm, đâu là phó từ? (Con nghe mùa thu vọng về những yêu thương/Giọt mồ hơi rơi trong chiều của mẹ)

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:717512
Phương pháp giải

Căn cứ bài phó từ.

Giải chi tiết

Phó từ: những.

Chọn C.

Câu hỏi số 8:
Thông hiểu

Có thể thay từ “chắt chiu” trong câu thơ: “Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu” bằng từ nào sau đây?

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:717513
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Thay bằng: chi chút.

Chọn C.

Câu hỏi số 9:
Thông hiểu

Đáp án nào dưới đây nêu chính xác nội dung của bài thơ trên?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:717514
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Nội dung: Sự thấu hiểu, biết ơn của con dành cho những nhọc nhằn, vất vả cùng sự tần tảo, đức hi sinh nơi mẹ.

Chọn D.

Câu hỏi số 10:
Thông hiểu

Mạch cảm xúc của bài thơ trên là

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:717515
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Được gợi mở từ sự biết ơn trước những hành động quen thuộc nhưng chứa chan thương yêu của mẹ và nâng lên thành cảm xúc nghẹn ngào, xót xa khi cảm nhận được những vất vả, mệt mỏi của mẹ.

Chọn B.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com