Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

M. Bakhtin quan niệm: Truyện không chỉ tái hiện lịch sử đời sống mà còn là hành trình đi tìm

Câu hỏi số 720966:
Vận dụng cao

M. Bakhtin quan niệm: Truyện không chỉ tái hiện lịch sử đời sống mà còn là hành trình đi tìm con người trong con người.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy viết về hành trình đi tìm con người trong con người qua một tác phẩm truyện trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.

Quảng cáo

Câu hỏi:720966
Phương pháp giải

Phân tích, giải thích, bàn luận, …

Giải chi tiết

a. Giải thích

- Truyện: tác phẩm tự sự trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Tái hiện lịch sử đời sống: truyện phản ánh hiện thực đời sống, giúp con người khám phá, nhận thức về cuộc và người.

Hành trình đi tìm con người trong con người là quá trình người đọc tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, tài năng... của nhân vật và cũng là quá trình nhận thức khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn khuất lấp bên trong chính bản thân mình.

=> Tác phẩm truyện không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn là nơi nhà văn gửi gắm những quan niệm về cuộc đời và về con người; từ đó giúp người đọc khám phá chiều sâu của nhân vật và cũng là khám phá vẻ đẹp, khả năng của chính bản thân mình.

=> Như vậy, nhận định đã đề cập đặc trưng, chức năng và đặc điểm của quá trình tiếp nhận văn học.

b. Bàn luận

- Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Văn học là tấm gương phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống; lấy con người làm đối tượng trung tâm, đi sâu phản ánh, khám phá thế giới tâm hồn con người, đặc biệt là phản ánh theo quy luật của cái đẹp. Khi phản ánh hiện thực cuộc sống và tâm hồn con người, nhà văn còn gửi gắm thái độ, tình cảm, quan niệm của mình về những vấn đề nhân sinh.

- Xuất phát từ đặc trưng của truyện: Truyện phản ánh cuộc sống thông qua hệ thống nhân vật, sự kiện. Nhân vật là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nhân vật vừa có tính khái quát, lại vừa có những nét cá biệt. Khi tiếp xúc với tác phẩm, người đọc khám phá vẻ đẹp của nhân vật, đặc biệt là những vẻ đẹp ẩn giấu kín đáo bên trong vẻ bề ngoài rất đỗi bình thường, thậm chí xù xì, gai góc...

- Xuất phát từ quy luật tiếp nhận của văn học: Người đọc không chỉ khám phá chiều sâu tư tưởng của tác phẩm mà còn là quá trình tự nhận thức bản thân, khám phá những năng lực, chiều sâu tâm hồn của chính mình. Văn học giúp độc giả khám phá “con người bên trong con người”, không ngừng nâng cao nhận thức, làm giàu đời sống tâm hồn, giúp hiểu người, hiểu mình, ngày càng hoàn thiện bản thân, hướng tới những giá trị chân - thiện – mĩ.

c. Phân tích, chứng minh:

HS có thể lựa chọn một trong những truyện đã học để làm sáng tỏ ý kiến.

Ví dụ: Truyện ngắn “Lão Hạc” (Nam Cao).

* Tác phẩm tái hiện lịch sử đời sống: cuộc sống nghèo khổ và số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

* Tác phẩm là hành trình đi tìm con người trong con người:

- Thông qua nhân vật lão Hạc, người đọc khám phá vẻ đẹp của tình yêu thương con sâu nặng, tấm lòng nhân hậu và giàu lòng tự trọng. Qua đó thấy được quan niệm của nhà văn Nam Cao về cách nhìn nhận con người: “phải cố tìm mà hiểu họ”, nhìn bằng sự cảm thông, thấu hiểu để cảm nhận được vẻ đẹp tiềm ẩn, khuất lấp bên trong mỗi con người.

+ Đằng sau vẻ ngoài tưởng như lẩm cẩm, gàn dở (nói mãi chuyện bán chó mà không bán, đau khổ và ân hận vì “trót lừa” một con chó...) là một tấm lòng nhân hậu, lương thiện.

+ Đằng sau vẻ ngoài bần tiện, keo kiệt, bủn xỉn (có tiền mà không tiêu) là tấm lòng thương con sâu nặng, sự hi sinh của một người cha dành cho con.

+ Đằng sau vẻ ngoài tưởng như ngu ngốc, thậm chí xấu xa, bì ổi (nhịn ăn để tiền làm ma, từ chối nhận sự giúp đỡ của hàng xóm, xin bả chó của Binh Tư...) là một nhân cách cao đẹp, giàu lòng tự trọng.

- Thông qua tác phẩm, người đọc khám phá những vẻ đẹp ẩn giấu bên trong bản thân mình: tình yêu thương con người và loài vật, lẽ sống nhân ái, lương thiện, biết cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh; thay đổi cách nhìn nhận về con người và cuộc đời theo hướng tích cực, có niềm tin vào cái tốt cái thiện ở đời...

d. Đánh giá, mở rộng

- Nhận định khẳng định đặc trưng, chức năng của văn học: văn học phản ánh đời sống, mà đối tượng trung tâm và mục tiêu hướng tới của văn học là con người. Văn học đi sâu khám phá vẻ đẹp trong tâm hồn con người, hướng con người tới những giá trị nhân văn, cao cả...

- Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao không chỉ tái hiện lịch sử đời sống mà còn là hành trình giúp người đọc đi tìm những vẻ đẹp bên trong nhân vật, cũng là bên trong chính bản thân người đọc...

Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận:

+ Với người sáng tác: sáng tác văn chương là quá trình người viết đi sâu vào cuộc sống để phản ánh hiện thực và góp phần tôn vinh ca ngợi vẻ đẹp con người để hướng con người tới chân -thiện - mĩ...

+ Với người tiếp nhận: trân trọng những tác phẩm viết về con người, trau dồi năng lực cảm thụ văn chương để khám phá vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn, tính cách nhân vật; tự bồi dưỡng tâm hồn, sống biết yêu thương, sẻ chia, nhân ái...

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com