Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.(2) Ngâm lá kẽm trong dung
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm lá sắt được cuộn dây đồng trong dung dịch HCl .
(4) Đặt một vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm trong nhiều ngày.
(5) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa?
Quảng cáo
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa: xảy ra khi có sự tạo thành pin điện
+) Có hai điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc qua dây dẫn
+) Hai điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li
(1) xảy ra ăn mòn điện hóa, ban đầu Cu tác dụng với AgNO3 tạo Ag, Ag được sinh ra bám vào thành Cu tạo điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa.
(2) xảy ra ăn mòn hóa học, vì Zn + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2
(3) xảy ra ăn mòn điện hóa, Fe (anode), Cu (cathode), dung dịch điện li (HCl).
(4) xảy ra ăn mòn điện hóa, gang là hợp kim, không khí ấm dung dịch chất điện li
(5) xảy ra ăn mòn hóa học, vì Cu + Fe2(SO4)3 ⟶ CuSO4 + 2FeSO4
⟹ Có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com