Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về việc: Cần phải có ứng xử như thế nào với người có
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về việc: Cần phải có ứng xử như thế nào với người có số phận bất hạnh.
Quảng cáo
Phân tích, tổng hợp.
1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận
2. Thân bài: Trình bày cụ thể:
- Giải thích:
+ Ứng xử là biểu hiện của quá trình giao tiếp, chính là cách mà con người ta phản ứng lại trước tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được hiểu là thái đô, hành động, cu xử, lời nói của con người với cá nhân, tập thể, mọi người xung quanh…
+ Bất hạnh là không hạnh phúc, nhiều đau khổ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, trắc trở; sức khỏe giảm sút. Một cuộc đời như vậy chẳng ai mong muốn và cách những người bình thường chúng ta đối xử với những cuộc đời này cũng thật đặc biệt.
- Biểu hiện:
+ Bất hạnh không phải là điều mà ai cũng mong muốn trải qua. Chính vì vậy, trong một xã hội, chúng ta cần hỗ trợ và chia sẻ gánh nặng với những người gặp khó khăn. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cảm giác hy vọng vẫn tồn tại. Hy vọng vào một tương lai tươi sáng, một tình thương, và một cuộc sống ý nghĩa.
+ Hàng trăm ngàn người dân bị ô nhiễm màu da cam, và hậu quả đó là những đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật. Có những người đã phải nằm một chỗ, không thể vận động được từ khi sinh ra. Cũng có những người phải chịu đựng những tổn thương ở tay, chân, mất đi những bộ phận cần thiết trên cơ thể. Có những người mất khả năng nhìn và hiểu biết, không nhận thức được hành động của bản thân. Sinh ra trong một gia đình nghèo, họ phải chịu đựng những gánh nặng và bất hạnh mà ít ai có thể thấu hiểu.
- Ý nghĩa:
+ Khi chứng kiến những cảnh đau thương của những người kém may mắn, lòng thương cảm không khỏi trỗi dậy trong chúng ta. Điều này thúc đẩy chúng ta suy nghĩ về bản thân mình và đánh giá những điều mà chúng ta thường xuyên coi nhẹ. Chúng ta trân trọng những điều bình dị như sức khỏe, gia đình, và cuộc sống an lành mà chúng ta được ban tặng.
+Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, những căn bệnh quái ác, những cảnh ngộ éo le... Với những người như thế chúng ta cần đồng cảm, chia sẻ với họ. Sự đồng cảm chia sẻ của chúng ta sẽ giúp họ có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống để họ có thể vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống của mình.
+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng bởi bản thân ta là người có cư xử văn hoá, hiểu biết, có tâm lòng nhân ái, đồng cảm với mọi người xung quanh mình.
+Dẫn chứng: Mẹ Theresa đã chăm sóc cho người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity) phát triển từ Ấn Độ lan rộng sang các quốc gia khác trong suốt hơn 40 năm.
- Người dân cả nước đã chung tay san sẻ, ủng hộ cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy chung cư mini tại Thanh Xuân, Hà Nội
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Thật đáng buồn khi có nhiều người vẫn còn suy nghĩ trọng giàu nghèo, có thái độ coi thường, xem thường những người bất hạnh. Thậm chí là lợi dụng họ như công cụ kiếm tiền.
- Bài học:
+ Chúng ta đừng bao giờ tỏ ra coi thường những người bất hạnh. Cuộc đời họ đã khổ nếu chúng ta lại coi thường họ thì họ đâu còn động lực để vượt qua những bất hạnh của mình. Sự coi thường của chúng ta có thể sẽ đẩy họ vào bước đường cùng và cuộc đời của họ ngày càng trở nên bất hạnh.
+ Hãy tôn trọng họ dù họ là ai. Họ dù bất hạnh nhưng họ vẫn là một con người. Chúng ta cần tôn trọng thì họ cũng cần nhận được sự tôn trọng từ chúng ta.
+ Hãy giúp đỡ họ khi có thể. Sự giúp đỡ ở đây có thể là những giúp đỡ về vật chất hoặc tinh thần. Đôi khi những lời động viên của chúng ta cũng có thể khiến những người bất hạnh có niềm tin hơn vào cuộc sống.
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề +Thông điệp
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com