Xác định điển tích, điển cố trong các câu sau và nêu ý nghĩa: a. “Rằng nghe nổi tiếng cầm
Xác định điển tích, điển cố trong các câu sau và nêu ý nghĩa:
a. “Rằng nghe nổi tiếng cầm đài/Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
b. “Trải qua một cuộc bể dâu,/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
c. “Xưa chồi cành ba hòe năm quế/ Dòng phúc dài sông bể tuôn đưa”
Quảng cáo
Phân tích.
a. Lấy từ câu chuyện cảm động về tình bạn được ghi trong sách Liệt tử và Lã Thị xuân thu, từ “Chung Kỳ" trước hết mang lớp nghĩa hiển hiện, cụ thể để chỉ một nhân vật tên là Chung Tử Kỳ, người duy nhất có thể cảm thụ được khúc đàn Cao sơn lưu thủy của Bá Nha. Gắn kết và xuất phát từ nghĩa hiển hiện nêu trên, “Chung Kỳ” mang thêm lớp nghĩa hàm ẩn để chỉ một người bạn tri âm, người không chỉ có năng lực thưởng thức tác
phẩm nghệ thuật một cách tinh tế mà qua đó, còn có thể hiểu được tâm sự của người sáng tạo nghệ thuật đã giãi bày kín đáo trong tác phẩm.
b. Bể dâu là một biến thể của điển cố nguyên gốc “thương hải tang điền”, chỉ sự thay đổi của cuộc đời. Điển này được mượn từ sách Liệt tiên truyện.
c. Điển Hán Tam hòe 三槐 (Nôm dùng Ba hòe) dẫn người đọc đi đến câu chuyện thời xưa khi bá quan đến chầu Thiên tử thường đứng hướng mặt về phía có trồng ba cây hòe. Từ hình ảnh về một trường hợp cụ thể, các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc nhân đó dùng “Tam hòe” để chỉ Tam công. Sách Chu lễ, mục Thu quan, phần Triều sĩ có câu: “Mặt hướng về ba cây hòe, đó là địa vị của Tam công vậy”. Vương Hữu đời Tống từng tự tay trồng ba cây hòe ở sân và bảo rằng: “Con cháu của ta ắt sẽ có người làm đến chức Tam công.” Về sau con của ông quả là vào triều làm tướng, thiên hạ gọi là “Tam hòe Vương thị”. Văn học Nôm cũng đã sử dụng điển cố này để chỉ Tam công, và về sau dùng để chỉ quan lại nói chung.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com