Amylase là một loại enzyme quan trọng trong quá trình phân giải tinh bột
Amylase là một loại enzyme quan trọng trong quá trình phân giải tinh bột thành các loại đường đơn giản. Nó đóng vai trò thiết yếu trong hệ tiêu hóa của con người và động vật, cũng như trong các ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, dược phẩm và sản xuất bia. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về amylase và một số bài tập để bạn có thể tìm hiểu thêm về nó.
1. Tổng quan về Amylase
- Định nghĩa: Amylase là enzyme thuộc nhóm hydrolase, có khả năng xúc tác phản ứng thủy phân liên kết glycoside trong các phân tử tinh bột, glycogen và các polysaccharide khác.
- Phân loại: Có hai loại chính của amylase:
- Alpha-amylase (α-amylase): Phân cắt các liên kết α-1,4-glycoside bên trong chuỗi polysaccharide, làm giảm kích thước của các phân tử tinh bột lớn thành các mạch ngắn hơn như maltose và dextrin.
- Beta-amylase (β-amylase): Cắt từ đầu không khử của chuỗi polysaccharide, giải phóng các phân tử maltose (đường đôi).
- Vị trí: Amylase được tìm thấy ở tuyến nước bọt và tuyến tụy của con người. Tại đây, nó tham gia vào quá trình tiêu hóa carbohydrate, chuyển hóa tinh bột từ thức ăn thành đường glucose – nguồn năng lượng chính cho cơ thể.
2. Vai trò và ứng dụng của Amylase
- Trong cơ thể: Amylase trong nước bọt bắt đầu quá trình tiêu hóa carbohydrate ngay khi thức ăn vào miệng. Sau đó, amylase tụy tiếp tục phân giải carbohydrate trong ruột non.
- Trong công nghiệp: Amylase được sử dụng trong nhiều quy trình công nghiệp:
- Sản xuất thực phẩm: Enzyme này được dùng trong sản xuất đường maltose, xi-rô glucose, và sản xuất bánh mì để tăng tốc độ lên men.
- Ngành dược: Amylase được dùng trong điều chế một số thuốc tiêu hóa để hỗ trợ những người có vấn đề với tiêu hóa carbohydrate.
- Ngành công nghiệp bia và rượu: Enzyme giúp phân giải tinh bột thành đường đơn, hỗ trợ quá trình lên men.
3. Thí nghiệm thử đặc tính hoạt hóa của amylase:
- Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, Một nhóm học sinh dự đoán " pH càng tăng thì hoạt tính xúc tác của enzyme amylase càng cao". Từ đó, học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ không đổi nhưng thay đổi pH của môi trường để kiểm tra dự đoán trên như sau:
Buớc 1: Thêm 2,0 mL dung dịch một loại enzyme amylase vào một ống nghiệm chứa 5,0 mL dung dịch có vai trò duy trì ổn định pH bằng 5 .
Buớc 2: Thêm tiếp dung dịch tinh bột vào ống nghiệm trên, lắc đều.
Buớc 3: Sau khoảng mỗi 10 giây, dùng ống hút lấy 1-2 giọt hỗn hợp phản ứng trong ống nghiệm và cho vào đĩa sứ chứa sẵn dung dịch iodine, quan sát để từ đó xác định thời gian tinh bột thủy phân hết.
Lặp lại thí nghiệm theo ba bước trên, chỉ thay đổi pH dung dịch trong Bước 1 lần lượt là 6; 7; 8; 9
Nhóm học sinh ghi lại kết quả thời gian (giây) mà tinh bột thủy phân hết trong môi trường pH = 5; 6; 7; 8; 9 và vẽ đồ thị như hình bên:
Trả lời cho các câu 734267, 734268, 734269, 734270 dưới đây:
Enzyme amylase dùng để thủy phân chất nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Vai trò của enzyme.
Enzyme amylase dùng để thủy phân tinh bột.
Cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai?
Đúng | Sai | |
---|---|---|
1) Ở bước 3 trong thí nghiệm trên, nếu dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím nghĩa là tinh bột bị thủy phân hết. |
||
2) Theo số liệu thu được, phản ứng thủy phân tinh bột ở pH = 9 diễn ra nhanh hơn ở pH = 8. |
||
3) Ở các giá trị pH nghiên cứu, hoạt tính xúc tác của enzyme amylase cao nhất ở pH = 7. |
Đáp án đúng là: 1S, 2S
Tính chất hóa học của tinh bột.
Hiện tượng thí nghiệm.
a) sai, vì khi tinh bột bị thủy phân hoàn toàn, sẽ không còn cấu trúc dạng xoắn, mất đi khả năng tạo hợp chất màu xanh tím với iodine.
b) sai, theo kết quả thực nghiệm, thời gian thực hiện phản ứng thủy phân tại pH = 8 ít hơn tại pH = 9 ⟶ Tốc độ thủy phân ở pH = 8 diễn ra nhanh hơn.
c) đúng.
Từ kết quả thí nghiệm trên, giả thiết đặt ra của học sinh là đúng.
Đáp án đúng là: A
Kĩ năng đọc hiểu và xử lí thông tin.
Cách giải:
Giả thiết HS: pH càng tăng thì hoạt tính xúc tác của enzyme amylase càng cao
⟶ Nhận định sai, vì hoạt tính của enzyme cao nhất tại pH = 7. Tức enzyme chỉ có hoạt tính cao ở môi trường pH xác định.
Sử dụng các từ dưới đây để hoàn thành đoạn thông tin:
Phần lớn enzyme là những (1) xúc tác cho các phản ứng hóa học và sinh hóa.
Enzyme có tính chọn lọc cao, mỗi enzyme chỉ (2) cho một hoặc một số phản ứng nhất định.
Tốc độ phản ứng có xúc tác enzyme thường (3) rất nhiều lần so với xúc tác hóa học của cùng quá trình hóa học.
Đáp án đúng là: protein, xúc tác, nhanh hơn
Vai trò của protein, enzyme.
Phần lớn enzyme là những (1) protein xúc tác cho các phản ứng hóa học và sinh hóa.
Enzyme có tính chọn lọc cao, mỗi enzyme chỉ (2) xúc tác cho một hoặc một số phản ứng nhất định.
Tốc độ phản ứng có xúc tác enzyme thường (3) nhanh hơn rất nhiều lần so với xúc tác hóa học của cùng quá trình hóa học.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com