Thí sinh đọc văn bản/nội dung đã cho và ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung
Thí sinh đọc văn bản/nội dung đã cho và ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải thành nội dung đúng
Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là con thứ 7 của vua Dục Đức, vị vua kém may mắn nhất trong số các vua nhà Nguyễn khi chỉ tại vị được 3 ngày thì bị phế truất và bị giết. Vua Thành Thái lên ngôi khi mới 10 tuổi trong bối cảnh khá đặc biệt của triều Nguyễn. Ông đăng quang ngày mồng 2 Tết năm Kỷ Sửu (1889) tại điện Thái Hòa mà không có “ngọc tỷ truyền quốc” và cũng chẳng có “di chiếu”. Hiểu rõ tình cảnh của vua cha và bối cảnh đất nước lúc bấy giờ nên vua Thành Thái khá thận trọng và già dặn trước tuổi.
Khác với những vị vua truyền thống, vua Thành Thái là người cấp tiến, ông chủ trương “không bài ngoại” nên ngoài việc học chữ Nho ông còn học thêm tiếng Pháp, khuyến khích con cái cùng quần thần học chữ Pháp, đọc sách Pháp, đặt mua “báo Tây” để đọc. Vua Thành Thái chủ động tìm hiểu nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật tân tiến của phương Tây như vũ khí, tàu thuyền... Ông thích cắt tóc ngắn, mặc âu phục, lái xe hơi và thường xuyên vi hành để tìm hiểu đời sống nhân dân. Có lẽ vì gần dân nên ông càng hiểu nỗi thống khổ của dân trong ách nô lệ của chính quyền thực dân. Vì vậy vua Thành Thái ngày càng bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao khiến người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở.
(Nguyễn Thu Hoài, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/70690/vua-thanh-thai-va-nhung-uan-uc-cua-mot-ong-vua-yeu-nuoc.html)
Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu bài đọc.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com