Viết bài văn phân tích cảm hứng chủ đạo và căn cứ để xác định cảm hứng của đoạn
Viết bài văn phân tích cảm hứng chủ đạo và căn cứ để xác định cảm hứng của đoạn trích “Nỗi đau của vua Lear”.
Quảng cáo
Căn cứ nội dung đoạn trích, vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận: phân tích, bàn luận, …
- Hình thức: đúng hình thức bài văn, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Cấu trúc: đúng mô hình bài văn.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học
b. Xác định dúng vấn đề nghị luận: Phân tích cảm hứng chủ đạo
e. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
c. Xác định được ý chính
d. Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục ba phần của đoạn văn nghị luận
- Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
- Triển khai vấn đề nghị luận: Cảm hứng thương cảm và cảm hứng phê phán
* Cảm hứng thương cảm
- Căn cứ: thể hiện qua việc miêu tả nỗi đau đớn tột cùng của người cha trước sự bội bạc của con gái.
- Bằng chứng:
+ Lời thoại của nhà vua như "Âm ty quỷ ngục đây!", "Quân nghịch nữ vô loài!" hay "Con diều hâu kinh tởm, mi dựng đứng chuyện cho người!"...
=> lời cay đắng, chua xót của một người cha khi chứng kiến bộ mặt thật của con gái
- Cái lỗi cỏn con như kia cớ sao ở Cordelia ta lại coi là xấu xa nhường ấy?
- Đau đớn nhận ra sai lầm khi trao quyền lực cho kẻ không xứng đáng:
* Cảm hứng phê phán
- Căn cứ: thể hiện rõ nét qua thái độ hỗn láo, vô lễ của Goneril đối với cha
- Bằng chứng:
+ Cách xưng hô "ngài - tôi" xa lạ cùng thái độ khinh bỉ, coi thường của Goneril đối với vua cha đã vạch trần bộ mặt tráo trở của một kẻ bất hiếu.
+ Đỉnh điểm của sự phê phán chính là lời nguyền rủa cay độc của người cha đối với đứa con gái ruột thịt: "Gió đông cùng chướng khí hãy trút cả lên đầu mi! Lời của nguyền của kẻ làm cha đau thương bất trị hay đục ruỗng mày qua đủ năm giác quan!".
=> Đây là một lời nguyền độc địa, hiếm khi xảy ra giữa cha và con.
Rút ra kết luận: Qua đó, Shakespeare đã lên án mạnh mẽ sự vô ơn, bất hiếu, đồng thời thể hiện tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với nỗi đau của người cha bất hạnh.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com