Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc hiểu văn bản nghị luận và viết bài văn nghị luận xã hội (5,0 điểm) Trung thực rất

Đọc hiểu văn bản nghị luận và viết bài văn nghị luận xã hội (5,0 điểm)

Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.

Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân.

(Trích Lăng kính tâm hồn, Trish Summerfield, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,tr.82)

Trả lời cho các câu 790218, 790219 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu

Em có cho rằng: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân hay không? Vì sao?

Câu hỏi:790219
Phương pháp giải

Căn cứ vào nội dung văn bản đọc kết hợp với những phân tích, lí giải cá nhân

Giải chi tiết

Học sinh bày tỏ ý kiến và đưa ra những lí giải hợp lí

Gợi ý: Trường hợp đồng tình với ý kiến được đưa ra

- Trung thực với bản thân là nhìn nhận đúng điểm mạnh/yếu của mình → Thiếu trung thực sẽ dẫn đến:

+ Tự ti (tự hạ thấp giá trị bản thân)

+ Hoặc tự phụ (phóng đại, ảo tưởng về khả năng của bản thân)

- Dẫn chứng từ văn bản: Người phụ nữ chỉ nhìn vào điểm mạnh của chị dâu mà không thấy giá trị bản thân. Vì thế nên chị cảm thấy bất mãn và thất vọng về chính mình.

à Không nhìn nhận toàn diện về bản thân dẫn tới nhận thức sai lệch về năng lực và giá trị chính mình; từ đó có thể dẫn đến những lựa chọn không phù hợp trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ.

Câu hỏi số 2:
Vận dụng cao

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cho rằng lòng trung thực đang dần trở nên "lỗi thời", nhất là khi sự thật có thể gây tổn thương hoặc bất lợi. Từ văn bản Lăng kính tâm hồn, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

Câu hỏi:790220
Phương pháp giải

Vận dụng các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ,...

Giải chi tiết

Yêu cầu chung

- Bài văn nghị luận xã hội với đầy đủ cấu trúc 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Xác định đúng vấn đề nghị luận, nêu được các ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng cụ thể, thuyết phục.

- Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài:

- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác

b. Thân bài:

* Giải thích:

- Trung thực với chính mình: Nhìn nhận đúng sự thật về con người mình cả những ưu điểm và hạn chế; không tự lừa dối bản thân.

- Trung thực với người khác: Thể hiện sự thẳng thắn, minh bạch không dối trá, không che giấu sự thật vì lợi ích cá nhân.

- Biểu hiện:

+ Luôn nói thật, không lừa dối, không che giấu sự thật

+ Giữ lời hứa

+ Dám góp ý chân thành với người khác

+ …

* Phân tích + Chứng minh:

- Giá trị của lòng trung thực:

+ Với bản thân:

Trung thực để hiểu và yêu bản thân đúng cách. Giúp ta không tự ti hay ảo tưởng, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với khả năng thực tế. Là nền tảng phát triển nhân cách

Dẫn chứng: Người phụ nữ không trung thực với chính mình nên rơi vào tình trạng tự ti, so sánh khập khiễng, mất đi sự bình an trong tâm trí.

+ Với người khác:

Tạo uy tín cá nhân Là cơ sở để xây dựng niềm tin, tôn trọng và gắn kết trong các mối quan hệ. Dù đôi khi sự thật có thể làm tổn thương, nhưng nó giúp người khác hiểu rõ và điều chỉnh hành vi phù hợp hơn là bị che giấu trong ảo tưởng. Một xã hội minh bạch và phát triển bền vững phải được xây dựng trên sự trung thực.

Dẫn chứng:

Nhiều người trên mạng xã hội cố tỏ ra giàu có, thành công, nhưng thực tế đang gặp khủng hoảng về tài chính và tinh thần → không trung thực với bản thân, sống trong áp lực và ảo tưởng. Trái lại, có những người chọn lối sống tối giản, biết rõ giới hạn của mình, không ganh đua hình thức → họ sống an nhiên và không áp lực về tinh thần.

- Mối quan hệ giữa trung thực với bản thân và với người khác:

+ Trung thực với bản thân là nền tảng để trung thực với người khác: Trung thực nội tâm tạo ra sự vững vàng trong tư tưởng, từ đó dẫn đến hành vi trung thực trong các mối quan hệ bên ngoài

+ Trung thực với bản thân và người khác giúp xây dựng sự tự tin và giảm thiểu so sánh tiêu cực

* Mở rộng:

+ Trung thực không có nghĩa là thô lỗ, thiếu khéo léo trong giao tiếp khiến người khác tổn thương

+ Liên hệ: Không gian lận trong thi cử, kiểm tra;…

* Bình luận: Bài học nhận thức và hành động

+ Với bản thân:

Dũng cảm thừa nhận sai lầm và thiếu sót Tránh so sánh bản thân một cách tiêu cực

+ Với người khác

Thẳng thắn trong giao tiếp nhưng khéo léo để không gây tổn thương Giữ lời hứa dù là việc nhỏ nhất Dám nói "không" khi cần thiết Không hùa theo số đông nếu điều đó đi ngược lại với sự thật

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Trung thực là giá trị không bao giờ lỗi thời, là nền tảng cho sự bình an và trưởng thành của mỗi con người.

- Nêu lên thông điệp, lời kêu gọi: Mỗi người cần rèn luyện lòng trung thực, bắt đầu từ chính mình, để sống hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội.

 

Quảng cáo

PH/HS 2K10 THAM GIA NHÓM ĐỂ CẬP NHẬT ĐIỂM THI, ĐIỂM CHUẨN MIỄN PHÍ!

>> Học trực tuyến lớp 9 và Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Lộ trình học tập 3 giai đoạn: Học nền tảng lớp 9, Ôn thi vào lớp 10, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com