Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho khối trụ có hai đáy là hình tròn \(\left( O;R \right)\) và \(\left( O';R \right)\), \(OO'=4R\). Trên đường tròn tâm O lấy \(\left( O \right)\) lấy hai điểm A, B sao cho \(AB=R\sqrt{3}\). Mặt phẳng (P) đi qua A, B cắt OO’ và tạo với đáy một góc bằng 600. (P) cắt khối trụ theo thiết diện là một phần của elip. Diện tích thiết diện đó bằng:

Câu 246306: Cho khối trụ có hai đáy là hình tròn \(\left( O;R \right)\) và \(\left( O';R \right)\), \(OO'=4R\). Trên đường tròn tâm O lấy \(\left( O \right)\) lấy hai điểm A, B sao cho \(AB=R\sqrt{3}\). Mặt phẳng (P) đi qua A, B cắt OO’ và tạo với đáy một góc bằng 600. (P) cắt khối trụ theo thiết diện là một phần của elip. Diện tích thiết diện đó bằng:

A.  \(\left( \frac{4\pi }{3}-\frac{\sqrt{3}}{2} \right){{R}^{2}}\)                      

B. \(\left( \frac{2\pi }{3}+\frac{\sqrt{3}}{4} \right){{R}^{2}}\)                   

C.   \(\left( \frac{4\pi }{3}+\frac{\sqrt{3}}{2} \right){{R}^{2}}\)          

D.   \(\left( \frac{2\pi }{3}-\frac{\sqrt{3}}{4} \right){{R}^{2}}\)

Câu hỏi : 246306

Quảng cáo

Phương pháp giải:

+) Chứng minh mặt phẳng (P) không cắt đáy \(\left( O';R \right)\)


+) Tìm phần hình chiếu của mặt phẳng (P) trên mặt đáy. Tính \({{S}_{hc}}\)


+) Sử dụng công thức \({{S}_{hc}}=S.\cos 60\)

  • Đáp án : C
    (5) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Gọi M là trung điểm của AB ta có:

    \(OM=\sqrt{O{{A}^{2}}-{{\left( \frac{AB}{2} \right)}^{2}}}=\sqrt{{{R}^{2}}-\frac{3{{R}^{2}}}{4}}=\frac{R}{2}\)

    Giả sử mặt phẳng (P) cắt trục OO’ tại I. Ta có : IA = IB nên \(\Delta IAB\) cân tại I, do đó \(MI\bot AB\)

    Do đó góc giữa (P) và mặt đáy bằng \(\widehat{IMO}={{60}^{0}}\)

    Xét tam giác vuông IMO có : \(OI=OM.\tan 60=\frac{R\sqrt{3}}{2}<\frac{OO'}{2}=2R\)

    \(\Rightarrow I\) nằm giữa O và O’. Do đó (P) không cắt đáy còn lại.

     

    Vậy hình chiếu của (P) trên \(\left( O;R' \right)\) là phần diện tích của hình quạt cung lớn AB và \(\Delta OAB\) (phần gạch chéo).

    Áp dụng định lí Cosin trong tam giác OAB có :

    \(\cos \widehat{AOB}=\frac{O{{A}^{2}}+O{{B}^{2}}-A{{B}^{2}}}{2.OA.OB}=\frac{{{R}^{2}}+{{R}^{2}}-3{{R}^{2}}}{2{{R}^{2}}}=-\frac{1}{2}\Rightarrow \widehat{AOB}={{120}^{0}}\)

    \(\Rightarrow {{S}_{\Delta OAB}}=\frac{1}{2}OA.OB.\sin 120=\frac{1}{2}{{R}^{2}}\frac{\sqrt{3}}{2}={{R}^{2}}\frac{\sqrt{3}}{4}\)

    Gọi \({{S}_{\overset\frown{OAB}}}\) là diện tích hình quạt \(\Rightarrow {{S}_{\overset\frown{OAB}}}=\frac{\frac{4\pi }{3}}{2\pi }.\pi {{R}^{2}}=\frac{2}{3}\pi {{R}^{2}}\)

    \(\Rightarrow {{S}_{hc}}={{S}_{\overset\frown{OAB}}}+{{S}_{\Delta OAB}}=\frac{2}{3}\pi {{R}^{2}}+{{R}^{2}}\frac{\sqrt{3}}{4}\)

    Vậy diện tích phần thiết diện cần tìm là :

    \({{S}_{hc}}=S.\cos 60\Rightarrow S=\frac{{{S}_{hc}}}{\cos 60}=2\left( \frac{2}{3}\pi {{R}^{2}}+{{R}^{2}}\frac{\sqrt{3}}{4} \right)=\left( \frac{4}{3}\pi {{R}^{2}}+\frac{\sqrt{3}}{2}{{R}^{2}} \right)=\left( \frac{4}{3}\pi +\frac{\sqrt{3}}{2} \right){{R}^{2}}\)

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com