Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

b. Lấy m (g) kim loại M cho vào 1 lít dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, nồng độ mỗi muối là 0,1M. Sau phản ứng ta thu được chất rắn A khối lượng 15,28 gam và dung dịch B. Giá trị của m là

Nhúng một thanh kim loại M hoá trị II vào 0,5 lít dung dịch CuSO4 0,2M. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng thanh M tăng lên 0,4 gam trong khi nồng độ CuSO4 còn lại là 0,1M.

Câu 272878: b. Lấy m (g) kim loại M cho vào 1 lít dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, nồng độ mỗi muối là 0,1M. Sau phản ứng ta thu được chất rắn A khối lượng 15,28 gam và dung dịch B. Giá trị của m là

A. 6,72 (g). 

B. 2,88 (g).

C. 7,8 (g). 

D. 5,6 (g).

Câu hỏi : 272878
Phương pháp giải:

Tính nAgNO3 ; nCu(NO3)2 


Ta chỉ biết số mol của AgNO3 và số mol của Cu(NO3)2. Nhưng không biết số mol của Fe


Ag Có Tính oxi hoá mạnh hơn Cu nên muối AgNO3 tham gia phản ứng với Fe trước.


Fe      +      2AgNO3   →     Fe(NO3)2      +        2Ag          (1)


Fe       +      Cu(NO3)2     →    Fe(NO3)2      +        Cu         (2)



+ Giả sử xảy ra phản ứng (1): Ag kết tủa hết, Fe tan hết, Cu(NO3)2 chưa phản ứng.


Chất rắn A là Ag thì ta có:  ⟹ mA 


+ Giả sử xảy ra cả phản ứng (1) và (2) thì khi đó chất rắn A gồm: Ag và Cu


⟹ mA  

  • Đáp án : A
    (8) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    b.

    nAgNO3 = 0,1.1=0,1 mol

    nCu(NO3)2 = 0,1.1=0,1 mol

    ta chỉ biết số mol của AgNO3 và số mol của Cu(NO3)2. Nhưng không biết số mol của Fe

    Ag có tính oxi hoá mạnh hơn Cu nên muối AgNO3 tham gia phản ứng với Fe trước.

    Fe  +  2AgNO3  →  Fe(NO3)2  +  2Ag       (1)

    Fe  +  Cu(NO3)2  →  Fe(NO3)2  +  Cu       (2)

    + Giả sử xảy ra phản ứng (1): Ag kết tủa hết, Fe tan hết, Cu(NO3)2 chưa phản ứng.

    Chất rắn A là Ag thì ta có: mA = 0,1 . 108 = 10,8 g

    + Giả sử xảy ra  cả phản ứng (1) và (2) thì khi đó chất rắn A gồm: 0,1 mol Ag và 0,1 mol Cu

    mA  = 0,1 ( 108 + 64 ) = 17,2 g

    Theo đề cho mA = 15,28 g ta có:   10,8 < 15,28 < 17,2

    ⟹  AgNO3 phản ứng hết, Cu(NO3)2 phản ứng một phần và Fe tan hết.

    mCu tạo ra = mA – mAg = 15,28 – 10,80 = 4,48 g  ⟹  nCu = 4,48:64 = 0,07 mol.

    nFe p/u = nFe (1)  + nFe (2) = 0,05  + 0,07 =0,12 mol

    ⟹ mFe ban đầu = 6,72 gam

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com