Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung

Câu hỏi số 300679:
Vận dụng cao

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009)

Phương pháp giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Giải chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Trung Thành là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành qua những cuộc cách mạng trường kì của dân tộc.

- Truyện ngắn Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (số 2/1965), sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyễn Trung Thành trong những năm chống Mĩ xâm lược.

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú

a,Gan góc, dũng cảm, mưu trí.

*Lúc còn nhỏ.

- Tnú làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ

- Tnú khi học chữ cầm đá đập đầu -> nêu cao quyết tâm chinh phục tri thức ->trở thành cán bộ cách mạng.

- Khi đi liên lạc Tnú đạp gai, xé rừng mà đi. Khi qua sông, qua suối Tnú tránh chỗ nước êm, vì chỗ ấy có quân Mĩ – Diệm hay mai phục; Tnú chọn chỗ nước chảy xiết, đè lên con sóng như một con cá kình để sang bờ.

- Khi giặc bắt, T nú nhanh trí nuốt luôn lá thứ cuộc trong đọt dong ngậm trong miệng. Lưng cậu bé bầm dập vết dao chém nhiwng cậu không hé răng khai nửa lời. 

*Khi lớn lên.

- Bị giặc cầm tù, Tnú vượt ngục Kon Tum trở về.

- Chuẩn bị vũ khí: lên núi Ngọc Linh ghè đá, mài vũ khí.

- Khi giặc bắt vợ con anh tra tấn, anh xông vào cứu vợ con.

- Chịu đựng đau đớn không thèm kêu van.

b,Có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng

- Còn nhỏ Tnú đã tin tưởng vào Đảng, cách mạng.

- Sau đêm kinh hoàng -> Tnú gia nhập lực lượng giải phóng quân.

- Nghỉ phép thăm làng đúng 1 đêm.

c)Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận.

*Trái tim yêu thương nồng nàn.

- Tình nghĩa với buôn làng: Xuất phát từ hoàn cảnh riêng của Tnú -> tình yêu thương dành cho dân làng giống như tình yêu với những người ruột thịt.

+Chỉ 1 đêm Tnú vẫn trở về háo hức.

+Vòi nước của làng dội lên người: khi trở về Tnú rất bồi hồi xúc động -> nhận ra những dấu hiệu quen thuộc.

+Nhớ mặt, nhớ tên từng người.

- Hết lòng yêu thương vợ con.

+Khi Mai sinh con, anh không thể đi mua vải được anh đã xé đôi tấm dồ của mình ra làm tấm choàng cho Mai địu con

+Khi Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn dã man; lúc trước Tnú không thể xông vào được vì lí do riêng - ở đây tư cách của một người cách mạng lớn hơn tư cách của một người chồng, người cha -> tư cách cộng đồng đặt trên tư cách cá nhân -> nhưng cuối cùng khi nhìn vơ con đau đớn quá -> tình cảm đã lấn át lí trí -> Tnú biết chắc là chết nhưng vẫn xông vào =>Sẵn sàng hi sinh mình -> cảm giác ấm áp cho vợ con vào giây phút họ thực sự cần anh.

*Yêu thương càng nồng nàn thì căm thù càng sâu sắc.

Tnú mang 3 mối thù lớn:

- Mối thù của bản thân: Sau mỗi lần bị giặc tra tấn -> để lại dấu tích trên người anh: + lưng anh vẫn còn những vết sẹo chẳng chịt + mười đầu ngón tay anh ngón nào cũng bị cụt mất một đốt.

- Mối thù của gia đình: anh phải tận mắt chứng kiến cảnh của vợ con bị tra tấn đến chết.

- Mối thù của dân làng: cùng với người Xô Man bị sát hại là cả cánh rừng xà nu bị tàn phá nặng nề…

=>Từ khối thù lớn đã thôi thức tinh thần chiến đấu của Tnú

d,Hình tượng đôi bàn tay mang tính cách và dấu ấn cuộc đời.

*Khi còn nguyên vẹn lành lặn.

- Bàn tay cầm phấn viết chữ ->để mở đường đến với lí tưởng cách mạng -> con đường đến với cán bộ cách mạng.

- Cầm đá đập đầu mình chảy máu để tự trừng phạt mình.

- Chỉ tay vào bụng nói: “Cộng sản ở đây” ->bàn tay trung thành.

- Bàn tay yêu thương: nắm lấy tay Mai.

- Bàn tay chất chứa căm hờn: bíu chặt gốc cây và bứt đứt hàng chục trái vả….

*Khi bị hủy hoại.

- Bàn tay đau đớn và tật nguyền.

- Bàn tay khơi dậy lòng căm thù và dũng khí giết giặc.

- Bàn tay trừng phạt, quả báo.

=>Qua hình ảnh đôi bàn tay Nguyễn Trung Thành viết lên số phận, tâm hồn, con đường đi của cả cộng đồng Tây Nguyên.

e,Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lí của thời đại chống Mĩ, chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

- Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí: Không bảo vệ, cứu được vợ con.

- Khi cầm vũ khí đứng lên -> tâm thế chủ động đi tìm giặc, chủ động nghênh tiếp những đợt tấn công của kẻ thù.

=>Chân lí của thời đại đánh Mĩ: Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo -> phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng ->muốn giành tự do thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang.

Tổng kết

-Đặc sắc nghệ thuật.

+Đặt nhân vật Tnú vào tập thể anh hùng dân làng Xô Man ->nâng tầm vóc người anh hùng Tnú.

+Đặt trong tương quan với rừng xà nu

+Đặt nhân vật trong câu chuyện kể mang tính sử thi.

-Giá trị nội dung:

 +Con đường đấu tranh của Tnú tiêu biểu cho con đường đấu tranh của cộng đông -> chân lí phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bảo lực phản cách mạng, muốn tự do phải đấu tranh vũ trang.

+Tiêu biểu cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người Tây Nguyên trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu hỏi:300679

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com