Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây

Câu hỏi số 348098:
Vận dụng cao

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.89)

Qua đó, hãy liên hệ với hình ảnh bi tráng của người nghĩa binh nông dân trong câu văn tế sau đây để thấy được vẻ đẹp trong lí tưởng của người Việt Nam khi đất nước có chiến tranh:

Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen, thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trái muôn đời ai cũng mộ”

(Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.64)

Phương pháp giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Giải chi tiết

Yêu cầu chung

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng để viết một bài văn nghị luận văn học.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 - Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.

Yêu cầu cụ thể

- Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận:

   Có đủ các phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài kết luận được vấn đề.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận đoạn thơ, từ đó bình luận nét mới lạ trong cách cảm nhận về người lính của Quang Dũng.

- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

   Để đảm bảo yêu cầu trên, học sinh có thể trình bày theo định hướng sau:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nhà thơ khoác áo lính, một gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

- Tây Tiến là một trong những thi phẩm xuất sắc của Quang Dũng viết về người lính Tây Tiến với bút pháp lãng mạn, tài hoa.

- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. 

- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947, rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại trong tập Mây đầu ô (1986), tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”.

   Với ngòi bút lãng mạn và tài hoa, Quang Dũng không chỉ khắc họa thành công vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây mà còn vẽ lên trước mặt người đọc chân dung người lính Tây Tiến với chất lãng mạn, bi tráng.

Phân tích đoạn thơ

    Đoạn thơ là bức tranh đầy đủ về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa bi tráng:

   *Ngoại hình của người lính Tây Tiến (bi thương):

 Ngoại hình được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

-  Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người lính nào cũng phải trải qua.

- Hiện thực về cuộc sống thiếu thốn nơi chiến trường được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính Tây Tiến rất chủ động: không mọc tóc. Vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút Quang Dũng lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

   *Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

Thủ pháp đối lập được sử dụng trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng:

-  Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

-  Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm.

- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu.

* Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

- Bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

- Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

   * Lí tưởng, khát vọng:

- Khung cảnh “rải rác biên cương mồ viễn xứ” hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính Tây Tiến nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

- Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

ð Những người lính sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng, mục đích cao cả.

*Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến:

- Cụm từ “áo bào”, “về đất” để nói giảm nói tránh về sự hy sinh của những người lính.

+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng.

+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

- Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

Liên hệ

*Giới thiệu tác giả, tác phẩm

*Phân tích hình tượng người chiến sĩ được thể hiện trong câu văn: sự hy sinh anh dũng vì sự nghiệp Tổ quốc

=> Vẻ đẹp người lính

+ Những người lính giàu lòng yêu nước, giàu lý tưởng khát vọng

+ Những con người sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng để đem lại nền độc lập, hòa bình cho đất nước.

Tổng kết
Câu hỏi:348098

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com