Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho biết số hiệu nguyên tử của K (Z=19), S (Z=16), Ar (Z=18), Fe (Z=26).

a) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và ion: K, S, Ar, Fe, K+, S2-, Fe2+, Fe3+.

b) Từ cấu hình electron xác định tính chất hóa học tiêu biểu và vị trí của K, S, Ar, Fe trong bảng tuần hoàn.

Câu 366043: Cho biết số hiệu nguyên tử của K (Z=19), S (Z=16), Ar (Z=18), Fe (Z=26).


a) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và ion: K, S, Ar, Fe, K+, S2-, Fe2+, Fe3+.


b) Từ cấu hình electron xác định tính chất hóa học tiêu biểu và vị trí của K, S, Ar, Fe trong bảng tuần hoàn.

Câu hỏi : 366043
Phương pháp giải:

a) Từ số hiệu nguyên tử Z ta viết được cấu hình electron, từ cấu hình electron ta suy ra cấu hình ion.


Cách viết cấu hình electron:


1. Xác định số electron của nguyên tử.


2. Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2e; phân lớp p chứa tối đa 6e; phân lớp d chứa tối đa 10e; phân lớp f chứa tối đa 14e.


3. Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p  3d 4s 4p…).


b)


Cách xác định một nguyên tố là kim loại/phi kim/khí hiếm dựa vào cấu hình electron:


Xác định số e lớp ngoài cùng:


+ Nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He và B) => kim loại


+ Nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng => phi kim


+ Nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng => kim loại hoặc phi kim


+ Nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng và He (1s2) => khí hiếm


Cách xác định vị trí của một nguyên tố khi biết Z:


1. Viết cấu hình e của nguyên tố


2. Từ cấu hình suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:


*Chu kì: số lớp = số thứ tự chu kì


*Nhóm:


- Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp s, p => nhóm A


Số e lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm


- Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp d, f => nhóm B


Gọi n là tổng số e hóa trị của nguyên tố (n = số e lớp ngoài cùng + số e phân lớp sát ngoài cùng)


+ n < 8 => nhóm nB


+ 8 ≤ n ≤ 10 => nhóm VIIB


+ n > 10 => nhóm (n-10)B

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    a) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và ion: K, S, Ar, Fe, K+, S2-, Fe2+, Fe3+.

    K (Z=19): 1s22s22p63s23p64s1

    S (Z=16): 1s22s22p63s23p4

    Ar (Z=18): 1s22s22p63s23p6

    Fe (Z=26): 1s22s22p63s23p63d64s2

    K+:1s22s22p63s23p6

    S2-: 1s22s22p63s23p6

    Fe2+:1s22s22p63s23p63d6

    Fe3+:1s22s22p63s23p63d5

    b)

    *Tính chất tiêu biểu:

    + K là kim loại (do có 1 e ở lớp ngoài cùng).

    + S là phi kim (do có 6 e ở lớp ngoài cùng).

    + Ar là khí hiếm (do có 8 e ở lớp ngoài cùng).

    + Fe là kim loại (do là nguyên tố họ d).

    *Vị trí trong BTH:

    + K thuộc ô số 19 (vì có số hiệu nguyên tử bằng 19), chu kì 4 (vì có 4 lớp electron), nhóm IA (vì có 1 e ở lớp ngoài cùng và electron cuối cùng điền vào phân lớp s).

    + S thuộc ô số 16 (vì có số hiệu nguyên tử bằng 16), chu kì 3 (vì có 3 lớp electron), nhóm VIA (vì có 6 e ở lớp ngoài cùng và electron cuối cùng điền vào phân lớp p).

    + Ar thuộc ô số 18 (vì có số hiệu nguyên tử bằng 18), chu kì 3 (vì có 3 lớp electron), nhóm VIIIA (vì có 8 e ở lớp ngoài cùng và electron cuối cùng điền vào phân lớp p).

    + Fe thuộc ô số 26 (vì có số hiệu nguyên tử bằng 26), chu kì 4 (vì có 4 lớp electron), nhóm VIIIB (vì có 8 e hóa trị và electron cuối cùng điền vào phân lớp d).

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com