Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron trên các phân lớp p.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y và cho biết X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?

b) Xác định vị trí của X, Y trong BTH (giải thích).

c) Viết công thức phân tử oxit cao nhất, công thức hidroxit tương ứng của X và Y. Cho biết tính chất của các hợp chất đó.

d) So sánh tính phi kim của đơn chất Y với lưu huỳnh (Z = 16). Giải thích.

Câu 370954: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron trên các phân lớp p.


a) Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y và cho biết X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?


b) Xác định vị trí của X, Y trong BTH (giải thích).


c) Viết công thức phân tử oxit cao nhất, công thức hidroxit tương ứng của X và Y. Cho biết tính chất của các hợp chất đó.


d) So sánh tính phi kim của đơn chất Y với lưu huỳnh (Z = 16). Giải thích.

Câu hỏi : 370954
Phương pháp giải:

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y và xác định loại nguyên tố:


+ Nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là kim loại (trừ H, He, B).


+ Nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng là phi kim.


b) Từ cấu hình electron nguyên tử của X, Y để xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:


+ Số thứ tự của ô = số electron của nguyên tử.


+ Số thứ tự của chu kì = số lớp electron


+ Số thứ tự của nhóm A = số electron lớp ngoài cùng.


c) Viết công thức phân tử oxit cao nhất, công thức hidroxit tương ứng của X và Y.


+ Oxit cao nhất và hidroxit tương ứng có tính bazo nếu đó là oxit và hidroxit của kim loại.


+ Oxit cao nhất và hidroxit tương ứng có tính axit nếu đó là oxit và hidroxit của phi kim.


d) Dựa vào quy luật so sánh tính phi kim trong 1 chu kì để so sánh:


+ Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần.


+ Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    a)

    - Cấu hình electron nguyên tử:

    + X: 1s22s22p63s2

    + Y: 1s22s22p63s23p5  

    - Tính kim loại/phi kim của X, Y:

    + X có 2 e ở lớp ngoài cùng → Kim loại

    + Y có 7 electron ở lớp ngoài cùng → Phi kim

    b)

    - Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:

    + Ô số 12 vì Z = 12

    + Chu kì 3 vì có 3 lớp electron

    + Nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s

    - Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn:

    + Ô số 17 vì Z = 17

    + Chu kì 3 vì có 3 lớp electron

    + Nhóm VIIA vì có 7 electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố p

    c)  - Công thức oxit cao nhất là MgO (là oxit bazơ) và công thức hiđroxit là Mg(OH)2 (là bazơ).

         - Công thức oxit cao nhất  là Cl2O7 (là oxit axit) và và công thức hiđroxit là HClO4 (là axit mạnh).

    d) Cấu hình electron của lưu huỳnh là 1s22s22p63s23p4

    → Vị trí của S trong bảng tuần hoàn là ô 16, chu kì  3, nhóm VIA.

    Ta thấy S và Cl cùng chu kì 3 mà trong một chu kì theo chiều tăng của Z, tính phi kim tăng dần nên tính phi kim của Cl > S

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com