Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười

Câu hỏi số 420536:
Vận dụng cao

Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

(Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ Văn 9)

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ Văn 9)

Câu hỏi:420536
Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài văn có đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai vấn đề; Kết bài kết thúc vấn đề.

- Diễn đạt chính xác, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về nội dung:

Bài văn đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và hai đoạn trích.

2. Thân bài

2.1 Phân tích đoạn trích trong bài Đồng chí

- Khổ thơ cho thấy họ - những người lính cùng nhau chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính đầy khó khăn, nguy hiểm.

- Những câu thơ miêu tả hiện thực, thực tới từng chi tiết. Đó là những cơn sốt rét rừng hành hạ không thuốc thang. Đó là đói rét, chân không giày, đầu không mũ, áo một manh. Đó là sương muối tê buốt như cắt da cắt thịt. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

- Tác giả đã xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp, từng câu. Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình,  chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”, điều đó thể hiện sự yêu thương, trân trọng giữa những người lính với nhau.

- Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp những người lính vượt qua những thử thách ấy. Họ quên mình để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm. Đó là những nụ cười: “Miệng cười buốt giá”, là “Thương nhau tay nắm ấy bàn tay”. Họ đã quên đi sự giá lạnh của bản thân mà mỉm cười để sưởi ấm cho tâm hồn của những người đồng đội. Đó là những cái nắm tay biết nói của tình yêu thương để truyền cho nhau nghị lực và sức mạnh. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kì đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên.

=> Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Bài thơ “Đồng chí” không rực rỡ chiến công mà rực rỡ tình đồng đội ấm nồng khiến họ có thể sống và làm nên bao chiến công hiển hách.

2.2 Phân tích đoạn trích trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Khổ thơ cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ trong cuộc sống đầy gian khổ.

- Trên những chiếc xe không kính, người lính phải đối mặt với bao khó khăn, tình cảnh của các khó khăn được miêu tả rất chân thực “Không có kính”, “ừ thì có bụi. Đó chỉ là khó khăn từ thiên nhiên, chiến tranh khốc liệt. Đâu chỉ có bụi, mưa mà đó là đất đá, thậm chí là bom đạn quân thù.

- Nhưng với một thái độ ngang tàng, thách thức, bất chấp mọi gian khổ, khó khăn, người chiến sĩ lái xe đã vượt lên trên với một tinh thần trách nhiệm rất cao:

+ Những câu thơ như một lời nói thường, nôm na mà đầy cứng cỏi, chắc gọn, táo tợn “không có kính, ừ thì có bụi”, “chưa cần rửa”,

+ Giọng thơ ngang tàng đầy hóm hỉnh, thể hiện cấu trúc lặp và cả chi tiết “Phì phèo châm điếu thuốc”.

=> Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút trên đường, tất cả đã thể hiện tinh thần quả cảm, lạc quan của những chàng trai trẻ vui tính. Câu thơ như khúc nhạc vui của tuổi đôi mươi, thanh thản, nhẹ nhõm, xua tan đi bao khó khăn, nguy hiểm.

2.3 Nhận xét về hai khổ thơ

- Cả hai bài thơ đều cho thấy cuộc sống đầy gian lao, thiếu thốn cũng như hiểm nguy của những người lính. Nhưng bên cạnh điểm chung đó, mỗi khổ thơ lại mang trong mình những điểm riêng biệt:

+ Khổ thơ thuộc bài Đồng chí: Vào lính, họ lại phải đối mặt với những gian khổ, thiếu thốn do cách mạng ở những buổi đầu: đói, rét, bệnh tật, thiếu thốn trăm bề. Cách mạng chính là sự giải thoát cho số phận đau khổ, tối tăm của họ, hiếm có sự ung dung, lạc quan nhưng ở họ sáng bừng phẩm chất anh bộ đội cụ hồ hiền lành, chân thật, chất phác và cũng rất dũng cảm, kiên cường.

+ Khổ thơ thuộc bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại cho thấy hình tượng người lính đã có sự phát triển vượt bậc về điều kiện vật chất cũng như tinh thần. họ không còn áo rách vai, quần vá, chân không giày nhưng họ phải đối mặt với khó khăn khác. Đó là sự ác liệt của chiên tranh, bom đạn. Song, người lính thời kì này đã giác ngộ lí tưởng cách mạng, họ ý thức sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ mình: Giải phóng miền Nam– thống nhất đất nước. Ở họ ta thấy toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, trẻ trung, yêu đời, dũng cảm, quyết tâm

=> Dù hình tượng người lính có những điểm khác nhau vì mỗi tác giả phong cách sáng tác, có những tìm tòi riêng và những tác động của thời đại, nhưng tựu chung ở những người lính vẫn bừng lên vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, của lòng yêu nước sâu nặng.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com