Cảm nhận về vẻ đẹp người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối bài Bài thơ về tiểu đội xe
Cảm nhận về vẻ đẹp người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó liên hệ với lí tưởng sống của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.
.. Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua của kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
phân tích, tổng hợp
1. Giới thiệu chung
2. Phân tích
Khổ thơ 5+6 - tình đồng chí, đồng đội của những người lính trẻ:
- Sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên những “Tiểu đội xe không kính”. Con đường giải phóng miền Nam là con đường đi tới chính nghĩa nên họ càng đi, càng có thêm nhiều bạn “Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới”
- Lúc này, những chính chiếc xe không kính lại thật thuận tiện để họ trao nhau tình thân: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”=> Đó là cái bắt tay động viên, cái bắt tay truyền cho nhau cả tâm hồn, tình cảm. Cái bắt tay thoải mái, tự nhiên, ấm lòng.
- Tình cảm ấy thắm thiết, ruột thịt như anh em trong một gia đình.
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
Một cách định nghĩa về gia đình rất mới, rất rộng, rất lính, thật tếu táo mà cũng đầy sâu sắc: chung bát, chung đũa, chung nắm cơm, bếp lửa, chung hoàn cảnh khó khăn, chung một con đường, chung một lí tưởng, chung sự sống và cái chết. Đó là gia đình.
- Hai câu thơ cuối, với sự đối lập về ý thơ đã khẳng định sức mạnh tinh thần của người lính
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
+ Bữa ăn vội vã, giấc ngủ tạm bợ bên đường, đời lính thật gian khổ, đầy chông chênh, nguy hiểm.
+ Tuy nhiên điệp từ “lại đi” và hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” đã khẳng định ý chí chiến đấu, nghị lực vững vàng, niềm tin và tinh thần phơi phới lạc quan của người lính. Sức mạnh tinh thần đó là sự tổng hợp của phẩm chất anh hùng cách mạng, tinh thần lạc quan và tình đồng đội tiếp thêm sức mạnh để họ vượt qua mọi gian lao, để rồi “lại đi, lại đi trời xanh thêm”, đoàn xe không ngừng vươn tới trên con đường giải phóng miền Nam.
Ý chí chiến đấu vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
- Với biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường.
- Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
=> Hình ảnh trái tim kết thúc bài thơ đã trở thành nhãn tự của cả bài, tỏa sáng vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và của cả thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Liên hệ:
- Phải sống có mục đích, lí tưởng rõ ràng, cao đẹp. Đó là lí tưởng phục vụ cho đất nước, dân tộc.
- Cần nỗ lực, quyết tâm để thực hiện lí tưởng của bản thân.
3. Tổng kết
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com