Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu.

Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu.

Trả lời cho các câu 421622, 421623, 421624, 421625 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Câu hỏi:421623
Phương pháp giải
 căn cứ bài Viếng lăng Bác
Giải chi tiết

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào viếng lăng Bác. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó.

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu
Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. Thấy một mặt trời trong lăng rất đó." Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đội đó có tác dụng gì?
Câu hỏi:421624
Phương pháp giải
phân tích
Giải chi tiết

- Hình ảnh thực: mặt trời (Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng) => Mặt trời của tự nhiên.

- Hình ảnh ẩn dụ: mặt trời (Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ) => Mặt trời ẩn dụ cho Bác.

=> Tác dụng xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi: Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác đã khẳng định Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

Câu hỏi số 3:
Vận dụng cao
Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phượng xúc động bày tỏ: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nói ở trong tim!" (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).
Câu hỏi:421625
Phương pháp giải
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết

* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

* Phân tích

- Vào đến trong lăng tác giả đã thể hiện niềm thương nhớ, nỗi xót xa khi đứng trước di hài Người:

+ Tái hiện chân thực khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm trong lăng và dáng vẻ thư thái của Người. Ánh sáng dịu nhẹ như thế nơi đây có sự hiện diện của vầng trăng. Người nằm đó như đang nghỉ ngơi trong giấc ngủ bình yên.

+ Sử dụng lối nói giảm, nói tránh “giấc ngủ bình yên”. Câu thơ nói lên sự bình yên, thanh thản của Bác Hồ trong giấc ngủ ngàn thu, phải là một người sống có ích, hy sinh cho nước, cho dân, vì thế đến phút cuối người ra đi mà không hề ân hận, tiếc nuối. Vì thế dù đã về cõi vĩnh hằng, người say giấc ngủ ngàn thu mà chúng ta vẫn thấy được sự bình yên, thư thái, thanh thản. Bác vẫn chỉ “ngủ” mà thôi, ý nói là Bác vẫn còn sống mãi cùng chúng ta.

+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: khẳng định sự bất tử của Bác trong tâm hồn dân tộc.

+ “Nghe nhói”: gợi nỗi đau đột ngột, bất ngờ, tê tái của một đứa con về muộn, không được gặp Người mà chỉ được ở bên di hài của Người.

=> Đoạn thơ đã nói được nỗi lòng sâu kín của biết bao thế hệ con người Việt Nam dành cho Bác: lòng biết ơn, sùng kính, niềm thương nhớ, xót xa…

* Tổng kết

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu
Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ, ghi rõ tên tác giả.
Câu hỏi:421626
Phương pháp giải
căn cứ các văn bản đã học
Giải chi tiết

- Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ

- Tác giả: Minh Huệ

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com