Chất rắn X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 loãng nóng thu được dung dịch A
Chất rắn X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 loãng nóng thu được dung dịch A và chất khí không màu hóa nâu trong không khí. Dung dịch A làm quỳ tím chuyển đỏ. Nếu nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A thấy tạo 2 kết tủa màu trắng và màu xanh lam. Nếu nhỏ dung dịch NH3 dư vào dung dịch A thấy tạo một kết tủa sau đó kết tủa tan. Chất rắn X có thể là
Đáp án đúng là: B
Dung dịch A làm quỳ tím chuyển đỏ ⟹ A có tính chất gì?
Nếu nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A thấy tạo 2 kết tủa màu trắng và màu xanh lam
⟹ dự đoán kết tủa xanh lam và kết tủa trắng.
Nếu nhỏ dung dịch NH3 dư vào dung dịch A thấy tạo một kết tủa sau đó kết tủa tan kết hợp kết tủa xanh lam ⟹ dung dịch A có chất gì như vậy kết luận X.
Dung dịch A làm quỳ tím chuyển đỏ ⟹ A có tính chất acid và là acid khác HNO3.
Nếu nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A thì thấy tạo 2 kết tủa màu trắng và màu xanh lam.
⟹ dự đoán kết tủa xanh lam có thể của Cu(OH)2, kết tủa trắng có thể Ba2+.
Nếu nhỏ dung dịch NH3 dư vào dung dịch A thì thấy tạo một kết tủa sau đó kết tủa tan kết hợp kết tủa xanh lam ⟹ dung dịch A có muối Cu2+ và acid H2SO4 vậy kết luận X là CuS.
3CuS + 14HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 8NO + 3H2SO4.
Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Cu(OH)2↓.
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + H2O.
2NH3 + Cu(NO3)2 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4NO3.
Cu(OH)2 có khả năng tạo phức với NH3 nên khi cho NH3 dư tiếp tục xảy ra phản ứng.
Cu(OH)2 +4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (phức tan màu xanh lam).
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com