Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:

 

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”

(trích “Tiếng Việt”- Lưu Quang Vũ)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:

 

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”

(trích “Tiếng Việt”- Lưu Quang Vũ)

Quảng cáo

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu hỏi : 444934
Phương pháp giải:

căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học

  • Đáp án : D
    (1) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    - Phương thức biểu đạt: biểu cảm

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 2: Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

A. Tự do

B. Bảy chữ

C. Tám chữ

D. Lục bát

Câu hỏi : 444935
Phương pháp giải:

căn cứ vào các thể thơ đã học

  • Đáp án : A
    (3) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    - Thể thơ tự do:

    + số tiếng trong một câu không hạn chế

    + số câu trong một khổ không hạn chế

    + không có niêm, luật,..

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 3: Đoạn trích sử dụng bao nhiêu câu so sánh?

A. Một câu

B. Hai câu

C. Ba câu

D. Bốn câu

Câu hỏi : 444936
Phương pháp giải:

dựa vào bài so sánh

  • Đáp án : D
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Các câu so sánh trong đoạn trích:

    + Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

    + Óng tre ngà và mềm mại như tơ

    + Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

    + Như gió nước không thể nào nắm bắt

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 4: Tiếng Việt được cảm nhận trên những phương diện nào?

A. Hình

B. Thanh

C. Hình và thanh

D. Âm và điệu

Câu hỏi : 444937
Phương pháp giải:

đọc, tìm ý

  • Đáp án : C
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    - Bằng các biện pháp so sánh, liên tưởng đầy thú vị, tác giả đã hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh cụ thể. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt ở cả hai phương diện hình và thanh.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh cụ thể.

B. Tình cảm yêu mến, trân trọng và tự hào của tác giả dành cho vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.

C. Ca ngợi sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.

D. Tình yêu tiếng mẹ đẻ làm cơ sở cho tình yêu quê hương, đất nước.

Câu hỏi : 444938
Phương pháp giải:

phân tích, tổng hợp

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    - Đoạn trích đã thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng và tự hào của tác giả dành cho vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com