Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) cho hai tia \(Ox,\,\,Oy\) và \(\angle xOy = 60^\circ \). Trên tia

Câu hỏi số 484112:
Vận dụng cao

Trong mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) cho hai tia \(Ox,\,\,Oy\) và \(\angle xOy = 60^\circ \). Trên tia \(Oz\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) tại \(O\), lấy điểm \(S\) sao cho \(SO = a\). Gọi \(M,\,\,N\) là các điểm lần lượt di động trên hai tia \(Ox,\,\,Oy\) sao cho \(OM + ON = a\) (\(a > 0\) và \(M,\,\,N\) khác \(O\)). Gọi \(H,\,\,K\) là hình chiếu vuông góc của \(O\) trên hai cạnh \(SM,\,\,SN\). Mặt cầu ngoại tiếp đa diện \(MNHOK\) có diện tích nhỏ nhất bằng

Đáp án đúng là: D

Giải chi tiết

Gọi \(I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(OMN\), \(D\) là điểm đối xứng với \(D\) qua \(O\).

Ta có:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}DM \bot OM\\DM \bot SO\end{array} \right. \Rightarrow DM \bot \left( {SOM} \right) \Rightarrow DM \bot OH\\\left\{ \begin{array}{l}OH \bot DM\\OH \bot SM\end{array} \right. \Rightarrow OH \bot \left( {SDM} \right) \Rightarrow OH \bot HD\end{array}\)

\( \Rightarrow \angle OHD = {90^0} \Rightarrow IO = IH = ID\).

Chứng minh tương tự ta có \(OK \bot \left( {SDN} \right) \Rightarrow OK \bot KD \Rightarrow \angle OKD = {90^0}\) \( \Rightarrow IO = IK = ID\).

\( \Rightarrow IO = IM = IN = IH = IK\) \( \Rightarrow I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp khối đa diện \(MNHOK\).

Gọi PQ là trung điểm OMON nên PQ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OHMOKN./

Ta có bán kính mặt cầu này là:

\(\begin{array}{l}R = IO = {R_{\Delta OMN}} = \dfrac{{MN}}{{2\sin \angle MON}}\\ = \dfrac{{\sqrt {O{M^2} + O{N^2} - 2OM.ON.\cos OMN} }}{{\sqrt 3 }} = \dfrac{{\sqrt {O{M^2} + O{N^2} - OM.ON} }}{{\sqrt 3 }}\end{array}\)

Ta có: \(O{M^2} + O{N^2} - OM.ON = {\left( {OM + ON} \right)^2} - 3OM.ON = {a^2} - 3OM.ON\)

Lại có \(OM.ON \le \dfrac{{{{\left( {OM + ON} \right)}^2}}}{4} = \dfrac{{{a^2}}}{4}\) nên \(O{M^2} + O{N^2} - OM.ON \ge {a^2} - 3\dfrac{{{a^2}}}{4} = \dfrac{{{a^2}}}{4}\).

Do đó ta có \(R \ge \dfrac{{\sqrt {\dfrac{{{a^2}}}{4}} }}{{\sqrt 3 }} = \dfrac{a}{{2\sqrt 3 }}\).

Vậy \(S = 4\pi {R^2} \ge 4\pi .{\left( {\dfrac{a}{{2\sqrt 3 }}} \right)^2} = \dfrac{{\pi {a^2}}}{3}\)

Câu hỏi:484112

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com