Từ 20 câu hỏi trắc nghiệm gồm 8 câu dễ, 7 câu trung bình và 5 câu khó người ta chọn ngẫu
Từ 20 câu hỏi trắc nghiệm gồm 8 câu dễ, 7 câu trung bình và 5 câu khó người ta chọn ngẫu nhiên 7 câu để là đề kiểm tra. Tính xác suất để đề kiểm tra:
a) gồm 4 câu dễ; 2 câu trung bình và 1 câu khó;
b) có đủ ba loại câu.
Gọi A là biến cố đề bài cho. Tính số phần tử có lợi cho biến cố A.
Gọi không gian mẫu là \(\Omega \), tính số phần tử của không gian mẫu.
Áp dụng công thức: \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
a) Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right) = C_{20}^7 = 77520\)
Gọi \(A\) là biến cố “đề kiểm tra gồm 4 câu dễ; 2 câu trung bình và 1 câu khó”, \(n\left( A \right) = C_8^4.C_7^2C_5^1 = 7350\)
Vậy xác suất biến cố \(A\) là \(P\left( A \right) = \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \dfrac{{7350}}{{77520}} = \dfrac{{245}}{{2584}}\)
b) Gọi \(B\) là biến cố “đề kiểm tra có đủ ba loại câu”, suy ra \(\overline B \) là biến cố “đề kiểm tra không đủ ba loại câu”, ta có các trường hợp:
TH1: Đề gồm 1 loại câu có \(C_8^7 + C_7^7 = 9\) cách;
TH2: Đề gồm 2 loại câu dễ-trung bình có \(C_{15}^7 - \left( {C_8^7 + C_7^7} \right) = 6426\) cách;
TH3: Đề gồm 2 loại câu dễ-khó có \(C_{13}^7 - C_8^7 = 1708\) cách;
TH4: Đề gồm 2 loại câu trung bình-khó có \(C_{12}^7 - C_7^7 = 791\) cách;
Do đó \(n\left( {\overline B } \right) = 9 + 6426 + 1708 + 791 = 8934\)
Từ đó suy ra \(P\left( {\overline B } \right) = \dfrac{{8934}}{{77520}} = \dfrac{{1489}}{{12920}}\). Vậy \(P\left( B \right) = 1 - \dfrac{{1489}}{{12920}} = \dfrac{{11431}}{{12920}}\)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com