Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về Đất Nước qua đoạn thơ sau:

 “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó …”

(Đất Nước – Trích “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 528818: Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về Đất Nước qua đoạn thơ sau:


 “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi


Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể


Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn


Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc


Tóc mẹ thì bới sau đầu


Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn


Cái kèo, cái cột thành tên


Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng


Đất Nước có từ ngày đó …”


(Đất Nước – Trích “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

Câu hỏi : 528818

Quảng cáo

Phương pháp giải:

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về Đất Nước trong đoạn thơ.


- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    I. Mở bài:

    + Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ông thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về Đất Nước và con người.

    + Đoạn trích “Đất Nước” nằm trong phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng” là một trong những đoạn thơ hay về đề tài Đất Nước trong thơ Việt Nam hiện đại. Trường ca được tác giả hoàn thành tại chiến khu Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam về non song Đất Nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.

    II.Thân bài

    1) Cảm nhận về đoạn thơ.

    a) Giới thiệu khái quát nét riêng và đặc sắc trong cái nhận của tác giả về Đất Nước

    - Khác với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ thường tự tạo ra một khoảng cách để chiêm ngưỡng hình ảnh Tổ quốc, hay dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận của mình về Đất Nước > NKĐ trong đoạn thơ đã chọn cách thể hiện tự nhiên và bình dị để Đất Nước hiện ra rất thân thuộc, gần gũi với những gì hết sức đơn sơ: câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu của bà, ngôi nhà mình ở, hạt gạo ta ăn...

    - Kiểu thơ trữ tình- chính luận giàu suy tư thường đặt ra và tự trả lời cho các câu hỏi. Đoạn thơ mở đầu này cũng có thể được xem là câu trả lời cho câu hỏi: Đất Nước có từ bao giờ? Và tác giả đã không cắt nghĩa lịch sử lâu đời của Đất Nước ta bằng sự tiếp nối của các triều đại hay các sự kiện lịch sử mà bằng những câu thơ gợi nhớ đến truyền thuyết xa xưa, đến nền văn minh sông Hồng với những phong tục tập quán quen thuộc...

    b) Cảm nhận cụ thể về Đất Nước qua đoạn trích.

    Đất Nước đã có từ rất lâu đời, gắn liền với những truyền thuyết cổ tích xa xưa mà mỗi chúng ta đều được nghe kể trong suốt thời thơ ấu:

    “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

    + Đó là sự tích trầu cau thấm đượm tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh em; từ đó mà miếng trầu đi vào đời sống “miếng trầu là dầu câu chuyện”, “miếng trầu nên dâu nhà người”, trở thành hình ảnh quen thuộc của ca dao “trầu này trầu nghĩa trâu tình- ăn vào cho đỏ môi mình mỗi ta”...

    + Câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” mới đọc qua tưởng như phi lí: đi tìm cội nguồn đất nước xa xưa lại bắt đầu từ miếng trầu của bây giờ, đất nước là vấn đề lớn lao lại bắt đầu từ miếng trầu nhỏ bé. Nhưng ngẫm kĩ cái hình thức phi lí ấy lại chứa đựng một hạt nhân- một nội dung hợp lí: nếu không có cái nhỏ bé như miếng trầu thì sẽ không bao giờ có những điều lớn lao như đất nước.

    + Đó là truyền thuyết Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí đánh đuổi giặc Ân; từ đó mà cây tre trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước và phẩm chất kiên trung, bất khuất của người Việt Nam. Nếu đất nước “bắt đầu” với truyền thống coi trọng tình nghĩa của người Việt, thì đất nước lại “lớn lên” nhờ truyền thống yêu nước của những người con anh hùng như Thánh Gióng.

    - Đất Nước đã có từ rất lâu đời, có từ  những thuần phong mĩ tục:

    Tóc mẹ thì bới sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.

    + Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng búi tóc thành cuộn sau gáy là một trong những nét văn hóa đặc thù.

    + Lối sống coi trọng nghĩa tình, hôn nhân đậm bền khi trải qua những thử thách “gừng cay muối mặn”.

    - Đất Nước đã có từ rất lâu trong tiến trình phát triển của cuộc sống đời thường:

    + Từ việc xây dựng mái nhà che mưa trú nắng để thay thế cho những hang đá thô sơ tạm bợ, từ đó mà:

    Cái kèo, cái cột thành tên

    + Từ việc hình thành nền văn minh nông nghiệp với truyền thống lao động cần cù thay thế cho thời kì hái lượm bấp bênh:

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

    -> Chốt lại đoạn thơ mở đầu Nguyễn Khoa Điềm nhẹ nhàng ghi khắc vào lòng ta: Đất Nước có từ ngày đó... Ngày đó là ngày Đất Nước ta có phong tục, truyền thống, có văn hóa được tạo dựng trong một khoảng thời gian lâu dài.

    3) Đánh giá chung

    a) Giá trị nội dung tư tưởng.

    Đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới mẻ và độc đáo về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đó thể hiện tình yêu Đất Nước sâu đậm và đóng góp của nhà thơ trẻ với đề tài Đất Nước.

    b) Đặc sắc nghệ thuật.

    - Đoạn thơ kết tinh giá trị nghệ thuật đặc sắc của chương thơ: chất liệu văn hóa, văn học dân gian thấm đượm trong hình thức thơ trữ tình - chính luận, cảm xúc thơ dồn nén theo trường liên tưởng sâu rộng, lối thơ tự do phóng túng...

    - Đoạn thơ có nội dung chính luận, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đất Nước có từ bao giờ?”, nhưng không hề khô khan bởi tác giả đã sử dụng rất chất liệu văn học dân gian quen thuộc. Nhà thơ chỉ gợi lại bằng một vài từ nhưng đã thể hiện được một Đất Nước dung dị, đời thường, gần gũi; đồng thời cũng gợi dậy cả một bề dày và chiều sâu văn hoá của dân tộc với những nét đặc thù rất đáng tự hào.

    III. Kết luận

    - Khẳng định lại nội dung.

    - Khẳng định vị trí của tác giả trên văn đàn dân tộc.

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com