Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Nhà thơ Thanh Thảo nhấn mạnh: “Thơ mỗi người mỗi cách” và “Mỗi nhà thơ đi qua cuộc

Câu hỏi số 531274:
Vận dụng cao

Nhà thơ Thanh Thảo nhấn mạnh: “Thơ mỗi người mỗi cách” và “Mỗi nhà thơ đi qua cuộc đời nảy theo một lối riêng” (Thanh Thảo, Mãi mãi là bí mật, NXB Lao động, 2004).

Em hiểu ý kiển trên như thế nào? Phân tích bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) để làm sáng rõ: Dù cùng viết về đề tài người lính trong chiến tranh nhưng mỗi nhà thơ có nỗi cách, có một lối đi riêng.

 

Phương pháp giải

phân tích, giải thích, tổng hợp.

Giải chi tiết

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vào nhận định.

- Giới thiệu khái quát hai tác giả và tác phẩm được đề cập tới.

II. Thân bài:

1. Giải thích nhận định

- Thơ mỗi người mỗi cách: Mỗi một nhà thơ lại mang trong mình một phong cách nghệ thuật riêng, một sở trường trong những đề tài riêng mà ở đó cái tôi của mỗi nhà thơ được khẳng định không lu mờ, lẫn lộn.

- Mỗi nhà thơ đi qua cuộc đời này theo một lối riêng: Thơ là tấm gương phản chiếu đời sống. Nhưng mỗi nhà thơ lại có những góc nhìn khác nhau về cuộc sống và cảm nó theo một cách riêng.

2. Chứng minh qua hai tác phẩm Đồng Chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

* Hai tác phẩm đều viết về đề tài người lính nhưng ở mỗi tác phẩm, người lính lại hiện lên với những hình ảnh khác nhau, mang những vẻ đẹp khác nhau.

a. Hai tác phẩm đều viết về đề tài người lính thời đại Hồ Chí Minh.

Hai tác phẩm đều viết về đề tài người lính thời đại Hồ Chí Minh và vì thế chúng cũng ít nhiều mang những nét tươn đồng:

+ Chung mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.

+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.

+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.

b. Tuy nhiên mỗi nhà thơ lại có lối đi riêng:

* Đồng chí – Người lính của vẻ đẹp chân chất mộc mạc xuất thân từ nông dân

- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.

+ Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,"đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.

+ Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính.

+ Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với "chân không giày". Đói, rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét: “miệng cười buốt giá”, "sốt run người”, ”vừng trán ướt mồ hôi”.

+ Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:

Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó với lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, cùng chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách.

=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng. Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường, được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.

* Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Người lính với nét trẻ trung, sôi nối, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại.

- Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.

+ Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.

+ Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống cháy bỏng trong họ”.

+ Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”.

+ Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,"ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt.

+ Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”, "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.

+ Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.

3. Bàn luận:

- “Lối đi riêng” là yếu tố làm nên những tác phẩm có giá trị.

- “Lối đi riêng” cũng là cách tạo nên tên tuổi của những tác giả, để lại những dáu ấn riêng trong lòng n gười đọc.

- Chính nhờ những “lối đi riêng” mà cuộc sống được tái hiện trong những trang văn trở nên sinh động, đa dạng hơn.

- Tuy nhiên cho dù đi theo lối đi nào thì các nhà thơ nói riêng và các tác giả nói chung đều hướng tới cuộc sống với những giá trị nhân đạo, giá trị nội dung sâu sắc.

III. Kết bài:

Tổng kết vấn đề.

Câu hỏi:531274

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com