Cho đường tròn \(\left( O \right)\) và điểm \(A\) nằm bên ngoài đường tròn. Từ \(A\) kẻ các
Cho đường tròn \(\left( O \right)\) và điểm \(A\) nằm bên ngoài đường tròn. Từ \(A\) kẻ các tiếp tuyến \(AB,\,\,AC\) với dường tròn \(\left( O \right)\) (\(B,\,\,C\) là các tiếp điểm). Kẻ đường kính \(BD\) của đường tròn \(\left( O \right)\).
a) Chứng minh \(ABOC\) là tứ giác nội tiếp đường tròn và \(\angle BDC = \angle AOC\).
b) Kẻ \(CK\) vuông góc với \(BD\) tại \(K\). Gọi \(I\) là giao điểm của \(AD\) và \(CK\). Chứng minh rằng \(I\) là trung điểm của \(CK\).
a) Vận dụng dấu hiệu nhận biết: Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \({180^0}\) là tứ giác nội tiếp.
b) Nối \(BC\), gọi \(\left\{ M \right\} = BC \cap AD\).
Áp dụng định lý đường phân giác trong tam giác: \(\dfrac{{CI}}{{CA}} = \dfrac{{MI}}{{MA}} = \dfrac{{DI}}{{DA}}\)
Áp dụng định lý Ta – lét: \(\dfrac{{MI}}{{MA}} = \dfrac{{CI}}{{AB}},\,\,\dfrac{{DI}}{{DA}} = \dfrac{{IK}}{{AB}}\)
\( \Rightarrow CI = IK\)
a) Chứng minh \(ABOC\) là tứ giác nội tiếp đường tròn và \(\angle BDC = \angle AOC\).
Vì \(AB,\,\,AC\) là các tiếp tuyến của \(\left( O \right)\) nên \(\left\{ \begin{array}{l}AB \bot OB\\AC \bot OC\end{array} \right. \Rightarrow \angle OBA = \angle OCA = {90^0}\).
Xét tứ giác \(ABOC\) có \(\angle OBA + \angle OCA = {90^0} + {90^0} = {180^0}\).
\( \Rightarrow ABOC\) là tứ giác nội tiếp (tứ giác có tổng hai góc đối bằng \({180^0}\)).
b) Kẻ \(CK\) vuông góc với \(BD\) tại \(K\). Gọi \(I\) là giao điểm của \(AD\) và \(CK\). Chứng minh rằng \(I\) là trung điểm của \(CK\).
Nối \(BC\), gọi \(\left\{ M \right\} = BC \cap AD\).
Vì \(AB = AC\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) nên \(\Delta ABC\) cân tại \(A\) \( \Rightarrow \angle ACB = \angle ABC\) (2 góc ở đáy tam giác cân).
Mà \(\angle ABC = \angle BDC\) (góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung \(BC\)).
\( \Rightarrow \angle ACB = \angle BDC\).
Ta có: \(\angle BCD = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) \( \Rightarrow \angle BDC = \angle BCK\) (cùng phụ với \(\angle DCK\)).
\( \Rightarrow \angle ACB = \angle BCK\) \( \Rightarrow CB\) là tia phân giác của \(\angle ACK\).
Lại có \(\angle BCD = {90^0}\,\,\left( {cmt} \right) \Rightarrow CB \bot CD\) \( \Rightarrow CD\) là phân giác ngoài của \(\angle ACK\).
Áp dụng định lí đường phân giác ta có: \(\dfrac{{CI}}{{CA}} = \dfrac{{MI}}{{MA}} = \dfrac{{DI}}{{DA}}\).
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}CK \bot BD\\AB \bot BD\end{array} \right.\,\,\left( {gt} \right) \Rightarrow CK//AB\) (từ vuông góc đến song song).
Áp dụng định lí Ta-lét ta có: \(\dfrac{{MI}}{{MA}} = \dfrac{{CI}}{{AB}},\,\,\dfrac{{DI}}{{DA}} = \dfrac{{IK}}{{AB}}\).
\( \Rightarrow \dfrac{{CI}}{{AB}} = \dfrac{{IK}}{{AB}} \Rightarrow CI = IK\).
Mà \(I\) nẳm giữa \(C\) và \(K\) nên \(I\) là trung điểm của \(CK\) (đpcm).
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com