Có ý kiến cho rằng: Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn. Bằng trải nghiệm văn học của bản
Có ý kiến cho rằng: Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phân tích, lí giải, bình luận,….
1. Giải thích nhận định:
- Tâm hồn: thế giới nội tâm con người.
- Thơ: thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình.
- Thơ là tiếng nói của tâm hồn: là sự giãi bày, bộc lộ những rung động, cảm xúc của người làm thơ.
=> Ý kiến này đề cập tới đặc trưng quan trọng nhất của thơ ca: là tiếng nói của tình cảm, là tiếng lòng. Mỗi bài thơ là sự đồng cảm, tri âm giữa tác giả và bạn đọc, đó chính là vai trò của tiếng nói tâm hồn trong thơ.
2. Chứng minh vấn đề qua văn bản Mùa xuân nho nhỏ
- Tâm hồn khát khao hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, đất nước; đem cái riêng của mình hòa vào cái chung: Nhà thơ muốn làm con chim, nhành hoa, nốt trầm xao xuyến đem đến những âm thanh, sắc màu, hương thơm cho đời (Ta làm…xao xuyến).
- Tiếng nói tâm hồn luôn khát khao hòa nhập ấy được đẩy lên cao trở thành một lẽ sống cao đẹp, lẽ sống cống hiến và hi sinh: Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ, nguyện đem phần nhỏ bé nhưng đẹp đẽ và tinh túy nhất của mình cống hiến cho đời. Tâm sự ấy chính là lẽ sống giản dị đáng trân trọng; Càng đáng yêu hơn vì nó bền bỉ qua thời gian, bất chấp thăng trầm cuộc đời: tuổi hai mươi hay tóc bạc đều tâm nguyện được lặng lẽ dâng cho đời. Những câu thơ ngắn nhưng là cả một sự trải nghiệm của nhà thơ: tuổi trẻ đi theo cách mạng, phục vụ đất nước. Đến thời điểm viết bài này tác giả đang lâm trọng bệnh, vậy mà Thanh Hải vẫn tha thiết được góp phần mình vào cái chung.
- Tình cảm yêu quê hương, đất nước lắng vào câu ca xứ Huế: tác giả xin cất lên khúc Nam ai, Nam bình của xứ Huế để hát về nước non ngàn dặm, hát lên khát vọng về tình yêu. Lời thơ thể hiện ân tình sâu nặng với con người, quê hương, đất nước và một niềm tin yêu bất tử về cuộc đời của một tâm hồn không bao giờ chết.
- Nghệ thuật thể hiện tiếng nói của tâm hồn: Cấu tứ chặt chẽ theo kiểu đầu cuối tương ứng, sự chuyển đổi cách xưng hô từ Tôi sang Ta; Nghệ thuật ẩn dụ (con chim, nhành hoa, mùa xuân nho nhỏ), hoán dụ (tuổi hai mươi, tóc bạc) có ý nghĩa biểu tượng cho tiếng nói tâm hồn; Nghệ thuật điệp từ, cấu trúc (ta, ta làm, dù là, nước non ngàn dặm) vừa tạo tính nhạc vừa nhấn mạnh cảm xúc chân thành của nhà thơ; Từ láy biểu cảm (nho nhỏ, lặng lẽ); Giọng thơ nhỏ nhẹ, khiêm nhường; Ngôn ngữ thơ có sức gợi…
3. Đánh giá chung:
- Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn với đặc trưng thể loại tác phẩm thơ nói chung, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải nói riêng.
- Với nghệ thuật đặc sắc như đã nêu, đoạn thơ đã thể hiện xúc động tiếng nói tâm hồn của tác giả. Đó là khát vọng cao đẹp, lẽ sống cống hiến, hi sinh, là trái tim yêu tha thiết đất nước quê hương. Tình cảm của nhà thơ cũng là tâm sự của muôn người Việt Nam.
- Tâm hồn đáng trân trọng ấy cũng đã hòa vào tâm hồn bao thế hệ (liên hệ các tác phẩm của Nguyễn Thành Long, Phạm Tiến Duật, Tố Hữu…)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com