Đọc đoạn trích: Người Nhật là tác giả của lối sống Wabi-Sabi, lối sống
Đọc đoạn trích:
Người Nhật là tác giả của lối sống Wabi-Sabi, lối sống chấp nhận sự khiếm khuyết như một điều hiển nhiên tồn tại. Wabi-Sabi được khởi nguồn từ những nguyên lý cơ bản của Thiền học Nhật Bản, tư tưởng chủ đạo của Wabi-Sabi xem sự khiếm khuyết là một phần của cuộc sống. Đôi khi khiếm khuyết còn là kết quả hoặc nguyên nhân của một điều gì đó tốt đẹp. Theo Leonardo Koren: “Một vết nứt là đường dẫn ánh sáng trong lành, những nếp nhăn trên đuôi mắt là dấu vết của những nụ cười hạnh phúc”. Rõ ràng chẳng có gì là hoàn hảo cũng như không có gì là hoàn toàn xấu xí, mỗi một tạo vật đều có vẻ đẹp riêng của mình. […]
Gần hai trăm năm trước, một nông dân sinh sống trên đảo Milo (Hy Lạp) đã tìm thấy bức tượng một phụ nữ trên cánh đồng của gia đình. Sau nhiều thăng trầm và biến cố, bức tượng được mang đến nước Pháp và được vua Louis XVII cho đặt tại bảo tàng Louvre. Dù không còn nguyên vẹn như lúc ban đầu, bức tượng vẫn được đánh giá là một kiệt tác, thậm chí người ta không dám phục dựng lại hai cánh tay bị mất vì lo sợ sẽ phá hủy hình ảnh hoàn hảo. Bức tượng nổi tiếng ấy chính là tượng thần Vệ nữ Milo - biểu tượng của vẻ đẹp khiếm khuyết. Đôi khi thứ hoàn hảo nhất trong cuộc sống chính là thứ không hoàn hảo, một góc khuất, một mảnh vỡ, một vết nứt là yếu tố mang đến cho sự vật vẻ đẹp vượt lên cái hoàn chỉnh thông thường. Nguyên nhân là bởi chúng ta thường bị tò mò và kích thích khi tiếp nhận những thứ không đầy đủ. Phần bị mất sẽ được tái hiện trong suy nghĩ của mỗi người, một tạo vật khiếm khuyết trong mắt mỗi người sẽ có những vẻ đẹp khác nhau, nhờ đó chúng càng trở nên đặc biệt. Cũng như tượng thần Vệ nữ Milo, người ta cho rằng nếu bức tượng còn đủ cả hai cánh tay, nó sẽ không khơi gợi được sự tò mò và trở nên thu hút đến thế.
Không có gì là hoàn hảo, chỉ có vẻ đẹp tồn tại ở khắp mọi nơi. Đó chính là nguyên lí của cuộc sống. Nếu bạn đẹp thì đó cũng là cái đẹp không hoàn hảo và nếu bạn không hoàn hảo thì bạn vẫn có những nét đẹp riêng. Sự khiếm khuyết không đáng sợ, đáng sợ là việc chối bỏ chính mình vì tự ti, mặc cảm. Vẻ đẹp của thế gian này vốn không giống nhau,vẻ đẹp của sự khiếm khuyết lại càng đặc biệt, nó đặc biệt không chỉ vì sự khác thường mà còn vì để được công nhận, con người cần dũng cảm vượt qua những chuẩn mực thông thường để tự tin khẳng định bản thân.
(Theo Đến cỏ dại cũng đàng hoàng mà sống, Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, tr. 96 - 97)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Trả lời cho các câu 649410, 649411, 649412, 649413 dưới đây:
Căn cứ nội dung đoạn trích, tìm ý.
Tư tưởng chủ đạo của lối sống Wabi-Sabi: xem sự khiếm khuyết là một phần của cuộc sống.
Căn cứ nội dung đoạn trích, tìm ý.
Theo đoạn trích, tượng thần Vệ nữ Milo trở nên đặc biệt và được yêu thích vì:
- Bức tượng bị mất hai cánh tay và trở thành biểu tượng của vẻ đẹp khiếm khuyết, vẻ đẹp vượt lên trên cái hoàn chỉnh thông thường.
- Bức tượng khiến mọi người tò mò và bị kích thích, mỗi người sẽ tưởng tượng để tái hiện phần bị mất; do đó, trong cảm nhận của mỗi người bức tượng sẽ hiện ra với những vẻ đẹp khác nhau.
Căn cứ nội dung đoạn trích, tìm ý.
Quan điểm của tác giả:
- Con người không ai hoàn hảo; mỗi người đều có vẻ đẹp, giá trị riêng.
- Cần biết trân trọng, khẳng định vẻ đẹp và giá trị của mình.
Căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích, lí giải.
- Nêu quan điểm của bản thân về nhận định: Đồng tình/Không đồng tình/ Đồng tình một phần.
- Lí giải:
+ Nếu đồng tình, có thể lí giải theo hướng: Ý thức được khiếm khuyết của bản thân, con người sẽ tìm cách hạn chế, khắc phục các khiếm khuyết đó, thậm chí có thể biến khiếm khuyết thành điểm mạnh, lợi thế trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định, vì thế khiếm khuyết không đáng sợ; tự ti, mặc cảm, chối bỏ chính mình khiến khiếm khuyết càng lộ rõ, con người không thể hiện được giá trị bản thân, không thể phát triển, thậm chí đánh mất chính mình, đó là cách phản ứng tiêu cực, tự hạ thấp giá trị bản thân.
+ Nếu không đồng tình, có thể lí giải theo hướng: khiếm khuyết dù lớn hay nhỏ đều đáng sợ vì đó đều là những điểm yếu cản trở sự phát triển của mỗi người; sự tự ti, mặc cảm, chối bỏ chính mình là cách phản ứng thường gặp, thể hiện sự ý thức sâu sắc về bản thân, là tiền đề để con người khắc phục khiếm khuyết, thay đổi bản thân để trở nên tốt đẹp hơn.
+ Nếu đồng tình một phần: kết hợp hai hướng trên để lí giải.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com