Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết: Ông lão nghe chẳng sót một câu

Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết:

Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. "Đây, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên qua hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!

(Theo Ngữ văn 9 – tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam)

Trả lời cho các câu 660132, 660133, 660134 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Trong truyện, xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”?
Câu hỏi:660133
Phương pháp giải

Căn cứ bài Làng, phân tích.

Giải chi tiết

Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ông Hai.

Ý nghĩa việc tác giả đặt tên truyện là “Làng”:

- Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con ngời ở một làng quê cụ thể => Ý nghĩa tác phẩm sẽ hạn hẹp.

- Đặt tên là “Làng” vì đây là tên gọi gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kỳ ai => Ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao: Không phải chỉ có một làng là làng yêu nước như làng chợ Dầu và không chỉ có một người nông dân yêu nước như ông Hai mà trên đất nước Việt Nam có rất nhiều làng yêu nước như làng chợ Dầu và cũng có rất nhiều người nông dân yêu nước như nhân vật ông Hai.

Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Chỉ ra hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên và nói rõ tác dụng của nó trong việc khắc họa tâm lí và tình cảm của nhân vật “ông lão”.
Câu hỏi:660134
Phương pháp giải

Căn cứ bài các hình thức ngôn ngữ.

Giải chi tiết

-  Hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích là ngôn ngữ độc thoạ

- Tác dụng: độc thoại nội tâm của ông Hai thể hiện tâm trạng vui vẻ, phấn khích của ông Hai khi biết làng mình không hề theo Việt gian. Qua đó, tính cách ông Hai hiện lên sinh động, có chiều sâu.

Câu hỏi số 3:
Vận dụng cao
Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản “Làng” để làm rõ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn). Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí của nhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu hỏi:660135
Phương pháp giải

Phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết

1. Mở đoạn: Giới thiệu chung

2. Thân đoạn

- Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).

- Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điêu vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).

- Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con (nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?): Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai.

- Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài

- Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.

→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.

- Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.

+ Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ.

+ Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác.

- Đoạn văn diễn tả cảm động, chân thật nỗi đau sâu xa trong lòng và sự chân thành của nhân vật ông Hai.

- Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng.

- Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản).

*Đặc sắc nghệ thuật

- Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng.

- Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua non ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.

- Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân

3. Tổng kết

- Tâm trạng nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

- Ông Hai là người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.

 

Đó là tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com