Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠTuổi thơ tôi với con đê sông
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.
Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...
Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Trả lời cho các câu 672239, 672240, 672241, 672242, 672243, 672244, 672245, 672246, 672247, 672248 dưới đây:
Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng?
Đáp án đúng là: A
Căn bài đọc hiểu, tìm ý.
Hình ảnh gắn bó: con đê.
Tại sao tác giả coi con đê là bạn?
Đáp án đúng là: A
Căn bài đọc hiểu, tìm ý.
Tác giả coi là bạn vì: Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.
Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”?
Đáp án đúng là: C
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, tìm ý.
Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng.
Nội dung bài văn này là gì?
Đáp án đúng là: B
Căn bài đọc hiểu, tìm ý.
Nội dung: Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...”?
Đáp án đúng là: B
Dựa vào bài nhân hóa.
Biện pháp nhân hóa: Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...”?
Từ “chúng” trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bất, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?
Đáp án đúng là: A
Căn cứ bài đọc hiểu.
“Chúng” là trẻ em trong làng.
Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”?
Đáp án đúng là: B
Căn cứ bài từ đồng nghĩa.
Đồng nghĩa là: Thời thơ ấu.
Từ “gồng” thuộc từ loại nào (danh từ, động từ hay tính từ)?
Đáp án đúng là: B
Căn cứ nội dung bài động từ.
“Gồng” là động từ.
Xác định các thành phần trạng ngữ: Trên đê, trẻ em trong làng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan.
Đáp án đúng là: A
Căn cứ bài trạng ngữ.
“Trên đê” là trạng ngữ.
Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
" Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời”.
Đáp án đúng là: A
Dựa vào bài liên kết câu.
Phép lặp: tôi, đê.
Quảng cáo
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com