Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn tríchNHÀNMột mai, một cuốc, một cần câuThơ thẩn dầu ai vui thú nàoTa dại, ta tìm

Đọc đoạn trích

NHÀN

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao

(Tuyển tập thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Đáp án đúng là: C

Phương pháp giải

Căn các thể thơ đã học.

Giải chi tiết

Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu hỏi:672662
Câu hỏi số 2:
Thông hiểu

Bài thơ được gieo vần như thế nào?

Đáp án đúng là: A

Phương pháp giải

Căn cứ đặc điểm gieo vần.

Giải chi tiết

Gieo vần: Gieo vần chân ở các câu 2,4,6,8.

Câu hỏi:672663
Câu hỏi số 3:
Nhận biết

 Hai câu thư sau có cách ngắt nhịp như thế nào?

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao

Đáp án đúng là: B

Phương pháp giải

Căn cứ cách ngắt nhịp.

Giải chi tiết

Ta dại, / ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, / người đến chốn lao xao

=> Nhịp 2/5

Câu hỏi:672664
Câu hỏi số 4:
Thông hiểu

Cuộc sống sinh hoạt của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao?

Đáp án đúng là: B

Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Cuộc sống được thể hiện: Cuộc sống bình dị, dân dã.

Câu hỏi:672665
Câu hỏi số 5:
Thông hiểu

Từ “thơ thẩn” trong bài thơ có nghĩa là gì?  

Đáp án đúng là: D

Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

“Thơ thẩn”: Lặng lẽ như có điều gì đang suy nghĩ vẩn vơ lan man.

Câu hỏi:672666
Câu hỏi số 6:
Thông hiểu

 Nét nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong câu thơ thứ 3 và thứ 4 của bài thơ trên là:

Đáp án đúng là: C

Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao

=> Phép đối.

Câu hỏi:672667
Câu hỏi số 7:
Thông hiểu

Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu cuối bài thơ?

Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao

Đáp án đúng là: D

Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Quan điểm sống: Sống tự do phóng khoáng; Coi thường công danh, phú quý.

Câu hỏi:672668
Câu hỏi số 8:
Thông hiểu

Câu thơ mở đầu bài thơ cho ta hình dung một cuộc sống như thế nào của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về quê ở ẩn?

Đáp án đúng là: A

Phương pháp giải

Căn cứ nội dung văn bản.

Giải chi tiết

Cuộc sống qua câu đầu: Cuộc sống lao động dân dã gắn với ruộng vườn.

Câu hỏi:672669
Câu hỏi số 9:
Thông hiểu

Nêu nội dung chính của bài thơ?

Đáp án đúng là: A

Phương pháp giải

Căn cứ bài học, phân tích.

Giải chi tiết

Nội dung: Bài thơ thể hiện quan niệm sống “nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: khẳng định sống “nhàn” là sống thảnh thơi hòa hợp, vui thú với thiên nhiên, luôn giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên mọi thứ danh lợi tầm thường.

Câu hỏi:672670
Câu hỏi số 10:
Thông hiểu

Qua bài thơ em hiểu gì về tâm hồn, nhân cách của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm?  

Đáp án đúng là: D

Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Nhận xét tâm hồn nhà thơ:

Ông là một người yêu thiên nhiên.

Ông là người không màng danh lợi.

Ông thể hiện tình yêu nước thầm kín.

Câu hỏi:672671

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com