Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

 

1) Hoà tan hỗn hợp gồm BaO, Al2O3, FeO trong một lượng nước dư, thu được dung dịch A và chất rắn B. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch A, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua phần chất rắn B nung nóng thu được chất rắn D. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần còn lại chất rắn E. Hoà tan hết E trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí F không màu, mùi hắc. Xác định thành phần các chất có trong A, B, D, E, F và viết các phương trình hóa học xảy ra.

2) Hỗn hợp khí A gồm hai hiđrocacbon B (CnH2n+2) và C (CmH2m – 2) mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 1,792 lit A (ở đktc), thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 12,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 1,2 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 3,0 gam kết tủa nữa. Xác định công thức phân tử của B và C.

Câu 681941:  


1) Hoà tan hỗn hợp gồm BaO, Al2O3, FeO trong một lượng nước dư, thu được dung dịch A và chất rắn B. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch A, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua phần chất rắn B nung nóng thu được chất rắn D. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần còn lại chất rắn E. Hoà tan hết E trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí F không màu, mùi hắc. Xác định thành phần các chất có trong A, B, D, E, F và viết các phương trình hóa học xảy ra.


2) Hỗn hợp khí A gồm hai hiđrocacbon B (CnH2n+2) và C (CmH2m – 2) mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 1,792 lit A (ở đktc), thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 12,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 1,2 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 3,0 gam kết tủa nữa. Xác định công thức phân tử của B và C.

Câu hỏi : 681941

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hoá học của các chất.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    1)

    Hỗn hợp ban đầu tác dụng với H2O dư:

    BaO + H2O → Ba(OH)2

    Al2O3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + H2O

    Chất rắn D tan một phần trong dung dịch NaOH, chứng tỏ D có Al2O3

    Dung dịch A: Ba(AlO2)2; chất rắn B: FeO, AlO3 dư.

    Sục CO2 dư vào dung dịch A:

    2CO2+ Ba(AlO2)2 + 4H2O → 2Al(OH)3 ↓ (trắng) + Ba(HCO3)2

    Cho khí CO dư đi qua B nung nóng:

    FeO + CO → Fe + CO2

    Chất rắn D: Al2O3, Fe

    D tác dụng với NaOH dư:

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

    Chất rắn E: Fe

    E tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư:

    2Fe + 6H2SO4(đặc) → Fe2(SO3)4 + 3SO2↑ + 6H2O

    Khí F: SO2

    2)

    nA= 1,792/22,4 = 0,08 (mol)

    Đặt số mol các chất trong A: CnH2n + 2 (a mol); CmH2m - 2 (b mol)

    nCnH2n+2 + nCmH2m-2 = nA ⟹ a + b = 0,8  (I)

    Sơ đồ phản ứng:

    nCaCO3 = 12/100 = 0,12 (mol)

    nCaCO3 (**) = 3/100 = 0,03 (mol)

    BTNT’’Ca’’ ⟹ nCa(HCO3)2 = nCaCO3 (**) ⟹ nCa(HCO3)2 = 0,03 (mol)

    BTNT’’C’’⟹ nCO2 = nCaCO3(*) + 2nCa(HCO3)2 ⟹ nCO2 = 0,12 + 2.0,03 = 0,18 (mol)

    mCaCO3(*) – mCO2 – mH2O = mdd giảm ⟹ 12 – 44.0,18 – 18nH2O = 1,2 ⟹ nH2O = 0,16 (mol)

    BTNT’’C’’⟹ n.nCnH2n+2 + m.nCmH2m-2 = nCO2 ⟹ na + mb = 0,18 (II)

    BTNT’’H’’ ⟹ (2n + 2).nCnH2n+2 + (2m – 2).nCmH2m-2 = 2.nH2O ⟹ (n + 1).a + (m – 1).b = 0,16

    ⟹ na + mb + a – b = 0,16 ⟹ 0,18 + a – b = 0,16 (III)

    Từ (I), (II) ⟹ a = 0,03; b = 0,05

    ⟹ 0,03.n + 0,05.m = 0,18 ⟹ 3n + 5m = 18

    ⟹ m = 3, n = 1

    ⟹ C là C3H4 và B là CH4

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com