Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong mỗi trường hợp sau:a)

Câu hỏi số 681960:
Vận dụng cao

1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

a) Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng.

b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.

c) Dẫn từ từ khí H2S đến dư vào dung dịch FeCl3, sau đó thêm dung dịch KOH dư vào dung dịch thu được, để ngoài không khí

d) Đốt nóng Cu ngoài không khí thu được chất rắn X, cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư và dung dịch H2SO4 đặc, dư.

2. Hãy chọn 06 dung dịch muối của hợp chất vô cơ (muối trung hòa hoặc muối axit): M, X, Y, Q, R và T ứng với các gốc axit khác nhau thỏa mãn các điều kiện sau:

a) M + X → có khí bay ra (mùi hắc).

b) X + Y → có kết tủa.

c) M + Y → có kết tủa và có khí bay ra.

d) Q + R → có kết tủa.

e) R + T → có kết tủa.

g) Q + T → có kết tủa và khi bay ra.

Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hoá học của các chất.

Giải chi tiết

1.

a)

Phương trình hóa học:

Ba + H2SO4 → BaSO4 ↓ (trắng) + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng và khí không màu thoát ra.

b)

Phương trình hóa học:

FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2 AgCl ↓ (trắng)

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag ↓ (đen)

Hiện tượng: Thu được kết tủa trắng AgCl lẫn kết tủa đen Ag vô định hình và dung dịch có màu vàng của Fe(NO3)3.

c)

Dẫn khí H2S dư vào dung dịch FeCl3 thì dung dịch thu được mất màu vàng và xuất hiện kết tủa vàng:

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S ↓ (vàng) + 2HCI

Thêm KOH dư vào dung dịch thu được (FeCl2, HCl, H2S) sẽ thu được kết tủa trắng xanh, để trong không khí kết tủa trắng xanh hóa nâu đỏ:

HCI + KOH → KCI + H2O

FeCl2 + 2KOH→ Fe(OH)2 ↓ + 2KCI

H2S + 2KOH → K2S + 2H2O

4 Fe(OH)2 (trắng xanh) + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)

d)

Đốt nóng Cu trong không khí sẽ xuất hiện chất rắn màu đen CuO:

2Cu + O2 → 2CuO (đen)

Chất rắn X gồm: CuO, có thể có Cu dư

X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì chất rắn màu đen tan và thu được dung dịch màu xanh:

CuO + H2SO4 (loãng) → CuSO4 + H2O

X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thì chất rắn X tan hết thu được dung dịch màu xanh và nếu Cu dư thì có khí mùi hắc thoát ra.

CuO+ H2SO4 → CuSO4 + H2O

Cu + 2H2SO4(đặc) →  CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O

2.

M: NaHSO4; X: Na2SO3; Y: Ba(HCO3)2; Q: Al2(SO4)3; R: BaCl2; T: Na2CO3

Các phương trình hóa học:

a) 2 NaHSO4 (M) + Na2SO3 (X) → 2Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

b) Na2SO3 (X) + Ba(HCO3)2 (Y)→ BaSO3 ↓ (trắng) + 2NaHCO3

c) 2 NaHSO4 (M) + Ba(HCO3)2(Y) → BaSO4 ↓ (trắng) + Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

d) Al2(SO4)3 (Q) + 3BaCl2 (R) → 3BaSO4 ↓ (trắng) + 2AlCl3

e) BaCl2 (R) + Na2CO3(T) → BaCO3↓ (trắng) + 2NaCl

g) Al2(SO4)3 (Q) + 3Na2CO3 (T) + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓(trắng) + 3Na2SO4 + 3CO2

Câu hỏi:681960

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com