Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong chân không có hai điện tích điểm \({q_1} = 16.{q_2} = {12.10^{ - 9}}\,\,C\)

Câu hỏi số 684419:
Vận dụng

Trong chân không có hai điện tích điểm \({q_1} = 16.{q_2} = {12.10^{ - 9}}\,\,C\) đặt lần lượt tại hai điểm A và B cách nhau 24 cm. Gọi M là trung điểm của AB.

Đúng Sai
1) Vecto cường độ điện trường do \({q_1}\) gây ra tại điểm M và điểm M ngược hướng nhau.
2)

Vecto cường độ điện trường do \({q_1}\)\({q_2}\) gây ra tại điểm M ngược hướng nhau.

3) Cường độ điện trường tổng hợp tại M có độ lớn bằng 7031,25 V/m.
4) Gọi N là điểm mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng 0, thì ta có NA = 19,2 cm; NB = 4,8 cm.

Đáp án đúng là: 1S, 2Đ, 3Đ, 4Đ

Phương pháp giải

Độ lớn cường độ điện trường: \(E = k\dfrac{{\left| q \right|}}{{{r^2}}}\)

Cường độ điện trường tổng hợp: \(\overrightarrow E  = \overrightarrow {{E_1}}  + \overrightarrow {{E_2}} \)

Giải chi tiết

Ta có điện tích: \({q_2} = \dfrac{{{{12.10}^{ - 9}}}}{{16}} = 7,{5.10^{ - 10}}\,\,\left( C \right)\)

a) Cường độ điện trường do điện tích \({q_1}\) gây ra hướng ra xa điện tích → cường độ điện trường tại điểm M và điểm B cùng hướng

a sai

b) Vecto cường độ điện trường do \({q_1}\)\({q_2}\) gây ra tại M lần lượt hướng ra xa điện tích \({q_1}\)\({q_2}\) → chúng ngược hướng nhau

b đúng

c) Cường độ điện trường do mỗi điện tích gây ra tại M có độ lớn lần lượt là là:

\(\begin{array}{l}{E_1} = k\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{{r_1}^2}} = {9.10^9}.\dfrac{{{{12.10}^{ - 9}}}}{{0,{{12}^2}}} = 7500\,\,\left( {V/m} \right)\\{E_2} = k\dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{r_2}^2}} = {9.10^9}.\dfrac{{7,{{5.10}^{ - 10}}}}{{0,{{12}^2}}} = 468,75\,\,\left( {V/m} \right)\end{array}\)

Cường độ điện trường tổng hợp tại M có độ lớn là:

\(E = \left| {{E_1} - {E_2}} \right| = \left| {7500 - 468,75} \right| = 7031,25\,\,\left( {V/m} \right)\)

c đúng

d) Điểm N có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0, vecto cường độ điện trường do \({q_1}\)\({q_2}\) gây ra ngược hướng với nhau, điểm N nằm trong đoạn AB:

\({r_1} + {r_2} = AB = 24\,\,\left( {cm} \right) \Rightarrow {r_2} = 24 - {r_1}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}{E_1} = {E_2} \Rightarrow k\dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{{r_1}^2}} = k\dfrac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{r_2}^2}} \Rightarrow \dfrac{{{r_1}^2}}{{{r_2}^2}} = \dfrac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{\left| {{q_2}} \right|}} = 16\\ \Rightarrow \dfrac{{{r_1}^2}}{{{{\left( {24 - {r_1}} \right)}^2}}} = 16 \Rightarrow {r_1} = NA = 19,2\,\,\left( {cm} \right)\\ \Rightarrow NB = 24 - NA = 4,8\,\,\left( {cm} \right)\end{array}\)

d đúng

Câu hỏi:684419

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com