Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết: Những người vợ nhớ chồng còn

Câu hỏi số 705749:
Vận dụng cao

Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

 (Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.120)

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích.

Phương pháp giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Giải chi tiết

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách nghệ thuật đậm chất triết lí, giàu chất suy tưởng.

- Đoạn trích Đất Nước nằm trong tập trường ca Mặt đường khát vọng của được viết trong thời kì chống Mĩ. Đoạn trích là cách định nghĩa mới mẻ về đất nước với tư tưởng bao trùm “Đất nước của nhân dân”.

- Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích.

II. Phân tích

1. Phân tích nội dung đoạn trích.

- Nội dung:

+ Dưới góc nhìn của nhà thơ, khắp sông núi, từ Bắc vào Nam, đâu đâu cũng có dấu tích, cũng có những câu chuyện, những huyền thoại, những sự hoá thân của nhân dân vào những danh lam thắng cảnh.

+ Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với truyền thống văn hoá, với cuộc sống, số phận, tính cách của Nhân dân. Chính Nhân dân đã làm nên, tạo nên những câu chuyện cho dáng núi hình sông, phủ lên đó ước mong, khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn của mình: sự thuỷ chung, lòng yêu nước, hiếu học, chịu thương chịu khó... Những câu thơ đã thể hiện rõ sự biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với Nhân dân - họ đã “góp” cuộc đời mình, tuổi tên của mình, số phận mình để hóa thân thành những địa danh, thắng cảnh.

+ Từ đó, nhà thơ đã nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hóa thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước. Nhân dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, khắp mọi miền đất nước này. Đất nước đã thấm sâu trong tâm hồn Nhân dân, Nhân dân đã tạo nên Đất nước qua tâm hồn của mình

- Nghệ thuật: Thể thơ tự do, phóng khoáng; thủ pháp liệt kê địa danh; nhà thơ luôn viết hoa hai chữ Đất Nước thể hiện thái độ thành kính thiêng liêng; sử dụng chất liệu văn hoá dân gian nhuần nhuyễn, sáng tạo; hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc; giọng thơ thể hiện sự chiêm nghiệm, triết lí nhưng vẫn đậm chất trữ tình; phép lặp cú pháp và điệp ngữ “góp” được nhắc lại nhiều lần càng thêm khẳng định về cống hiến bền bỉ mà lớn lao của Nhân dân.

- Đánh giá chung: Bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện nhận thức mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước, về nhân dân: những danh lam thắng cảnh của Đất Nước đều gắn liền với đời sống của Nhân dân, chính những đóng góp nhỏ bé của mỗi con người đã làm nên sự lớn lao, vĩ đại của Đất Nước. Đoạn thơ cũng góp phần tô đậm thêm tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, nhất là thế hệ trẻ đối với đất nước trong việc tiếp nối, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.

2. Nhận xét về tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích.

- Đoạn thơ trên đã thể hiện rõ quan niệm Đất Nước của nhân dân – tư tưởng chủ đạo, tạo nên cảm hứng bao trùm, mở ra những khám phá sâu và mới của nhà thơ. Đất Nước là sự “hóa thân” kì diệu diệu của Nhân dân, mà trước hết là những con người vô danh với những cống hiến thầm lặng theo năm tháng nhưng lại có thể làm nên văn hoá, lịch sử, hình hài, diện mạo cho Đất Nước. Chính vì vậy có thể khẳng định Nhân dân là chủ Đất Nước, Đất Nước là của nhân dân. Đây là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Khoa Điềm khi viết về đề tài Đất nước.

- Đây là tư tưởng rất sâu sắc, mới mẻ, nhân văn, mang tính hiện đại. Nhà thơ đã phát hiện được nhiều ý nghĩa mới mẻ, sâu xa từ những điều quen thuộc, từ đó đã thức tỉnh tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ miền Nam trong những năm chống Mỹ trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.

III. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Câu hỏi:705749

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com