Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc và trả lời câu hỏi: Ở Nhã Nam, tháng Tư có mưa. Tôi sẽ kể chuyện này cho anh, vì anh,

Đọc và trả lời câu hỏi:

Ở Nhã Nam, tháng Tư có mưa.

Tôi sẽ kể chuyện này cho anh, vì anh, anh bạn bởi đến năm mươi tuổi anh sẽ thành ông lão.

Tôi sẽ kể chuyện này cho chị, vì chị, chị bạn ạ, bởi đến bốn mươi tuổi chị sẽ trở thành bà lão.

Tôi sẽ kể chuyện này cho cậu, cậu câm miệng, cậu còn trẻ quá, cậu là thằng ngốc.

Tôi sẽ kể chuyện này cho cô, vì cô sẽ đi lấy chồng. Lúc ấy chỉ toàn những nhọc nhằn thôi, không ai kể chuyện cho cô nghe cả.

Ở Nhã Nam, tháng Tư có mưa. Chuyện thế này… Một câu chuyện nhỏ về Hoàng Hoa Thám.

Tôi không chắc ông Hoàng Hoa Thám, tức Đề Thám, tức Hùm xám Yên Thế trong lịch sử có giống ông Đề Thám mà tôi kể không? Còn ông Đề hám như tôi biết (tôi biết rõ ông ta): ông ta là một anh hùng, cũng là một người nhu nhược.

Đấy là khoảng năm... thời kỳ người Pháp giảng hòa với Đề Thám. Vốn hay đùa nhả trong chính trị, người Pháp thỉnh thoảng có mời Đề Thám về Hà Nội hoặc Bắc Giang chơi. Lần ấy, thống sứ Bắc Kỳ là ông Môren thông qua công sứ Bắc Giang có mời Đề Thám đến Bắc Giang dự một buổi tiếp tân.

(Lược một đoạn: Trên đường đến dự buổi tiếp tân, Đề Thám rẽ vào nhà người quen - ông đồ Hoạt Hai người bàn luận về thời thể, về chuyện đời thường, về việc làm thơ trong một bữa rượu vui vẻ, thân mật)

Đề Thám hỏi:

- Thằng Hoạt bao giờ lấy vợ?

- Chắc nó ở vậy. - ông đỗ thở dài. - Không hiểu sao đàn bà chỉ thích những tên đàn ông nhăng nhít, dễ cụ, khả ố, đểu cáng. Thẳng Hoạt nhà tôi lại đứng đắn quá.

Đề Thám cười:

- Tôi nhớ tôi đã ăn lễ dạm hỏi ở nhà này rồi. Thằng Hoạt sẽ làm rể Chánh Trương cơ mà?

- Đúng vậy. - ông đồ gật đầu. - Tôi đã hỏi con bé Xoan cho nó. Trầu cau đưa rồi, cuối năm nay cưới nhưng Chánh Trương lại muốn chạy làng, định gả con Xoan cho lão nghị Trường. Lão ấy góa vợ, nhà giàu nứt đố đổ vách.

- Tôi biết nghĩ Trường, - Đề Thám nói. - Thằng già ấy lẩm cẩm lẫn lộn, khôn như cáo, nói chuyện với ai cũng chỉ gật đầu.

- Anh Đề Anh hãy giúp đỡ chúng tôi. - ông đồ năn nỉ. - Anh vốn hào hiệp.. Anh đừng để con trai tôi xổng con bé ấy.

Đề Thám nhìn Hoạt. Cậu thanh niên e thẹn thở dài.

[-] Bảy giờ tối, Đề Thám đến dinh công sứ Bắc Giang. Các quan chức và sĩ quan Pháp đi ra đón ông. Họ ngạc nhiên trước người anh hùng nổi tiếng, người được coi là "đại diện cho tâm hồn An Nam" 3 trông y hệt một tay địa chủ nỗng thôn họ vẫn thường gặp: cũng khăn xếp đen, áo lương, quần trắng, đi giày Gia Định. Đề Thám khác người là ở thần thái, ở tỉnh thần tự chủ cao, nhãn quan bao quát rộng, nếu có kể thêm thì đấy là sự buồn nản thất vọng về phẩm cách con người nói chung thỉnh thoảng lộ ra ở khóe nhìn vô hồn nơi ông.

Đề Thám trông thấy đám quan chức người Việt đứng tụm lại thật hèn hạ. ông nhận ra nghị Trường, Chánh Trương và cả Xoan, con gái lão, người đã đính hôn với con trai ông đồ Hoạt.

- Buổi tiếp tấn không làm Đề Thám thú vị chút nào. Lựa dịp thuận tiện, Đề Thám nói với Chánh Trương.

- Tôi muốn nói chuyện với con gái ông.

Tôi không biết Đề Thám đã nối với Xoan những gì hôm ấy, chỉ biết rằng cô rất bối rối xúc động.

Cô gái, lỗi nói nào làm cô bối rối xúc động?

Những lưỡi dao cứa vào sĩ diện cô ư?

- Không phải!

Những lời tán tỉnh rườm rà hoa mĩ ư?

- Cũng không phải nốt.

Ngôn ngữ trở nên ghê tởm,

nhớp nhúa trên miệng bọn tiểu nhân

Tôi biết một thứ ngôn ngữ giản dị như đất

Thứ ngôn ngữ mộc mạc, thẳng băng

Tựa như tiếng tù và

Như tiếng kèn đồng

Như tiếng chuông vọng...

Có một thứ ngôn ngữ thức tỉnh con người

Buộc họ soi vào lòng mình

như soi mặt xuống lòng hồ

Có thứ ngôn ngữ của người anh hùng,

của người chính trực

Nó làm ta bối rối xúc động

Ta không trốn được

Thứ ngôn ngũ không hề phù phiếm

cũng chẳng tân kỳ

Thứ ngôn ngữ của giống nòi truyền lại

Thứ ngôn ngữ của lương tri

không bao giờ mất...

Đề Thám ra về trước khi buổi tiệc kết thúc.

Không có bất trắc gì xảy ra cho ông và các thủ hạ đi theo. Đề Thám chia tay với mọi người ở triền đê sông Thương, ông lên con ngựa ô rồi theo con đường mòn rẽ vào rừng, ở đấy có lối đi tắt về Nhã Nam. Đề Thám đến cửa rừng thì thấy Xoan đứng đó. Sự biến động trong tinh thần khiến khuôn mặt vốn trắng hồng của cô gái tái nhợt hẳn đi.

Xoan nói:

- Em van ông… Ông hãy cho em đi theo. Đi đâu cũng được…

- Cô phải về đi, - Để Thám nói. - Cô phải chọn Hoạt.

- Không… - Xoan nức nở.

Đề Thám đón Xoan lên con ngựa ô rồi thúc con ngựa vào rừng. Đêm trong rừng mênh mông và hư ảo lắm. Tiếng côn trùng rỉ rắc. Mùi hương rừng nồng nàn. Bóng tối sẫm đen trên các tán lá cây, sẫm đen nơi hốc đá, sẫm đen cả trên mặt đất. Rừng vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Rừng muôn đời là thế. Thiên nhiên muôn đời là thế: vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Tất cả đều đẩy con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân chính nó. Con người tự co lại như con sâu, cái kiến, thúc thủ trong phần sinh linh vừa bé mọn, vừa cô đơn, vừa bất lực; nó chớp đôi mắt phấp phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình: là ai? đi đâu? thế nào? làm gì? tiến đến đâu? bao giờ thành tựu? bao giờ kết thúc?

Đề Thám và Xoan đến chỗ có hai ngả rẽ một vào căn cứ Hố Chuối và một về Kế thì mưa. Mưa tháng Tư là thứ mưa đầu mùa ở vùng nhiệt đới. Nhoằng một ánh chớp, một làn gió thoảng qua là mưa liền, không sao lường được. Bắt đầu tưởng là cơn mưa bóng mây không phải ngại gì, bỗng thoắt là mưa đá, sấm rền, sét nổ. Mưa như roi quất, tàn bạo, hung hãn. Mây đen cuồn cuộn, gió giật liên hồi rồi mưa như những thác nước trên cao đổ xuống ào ào. Con ngựa không thể đi được vào trong hẻm núi. Đề Thám gầm lên một tiếng như lời chửi rủa, cũng gần như lời than thở rồi thúc đầu gối vào ức phải con ngựa cho nó chạy xuống cánh đồng, ngả rẽ về Kế. Một lúc sau, hai người đã ở trong nhà ông đồ Hoạt.

- Ta đã biết mà, - ông đồ bảo Xoan. - Ta biết con sẽ là một con người con dâu thảo hiền, tín nghĩa...

Bà đồ cuống cuồng giục Xoan đi thay áo quần kẻo lạnh. Hoạt vung vẩy cánh tay khoèo, khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

- Anh Đề! - ông đồ nắm lấy vạt áo Đề Thám. - Anh hãy ở lại đến mai hãy về...

- Không! - Đề Thám lắc đầu. Những giọt nước mưa mặn chát ướt đầm trên khuôn mặt ông. Ông nhảy lên ngựa rồi phóng thẳng vào trong màn mưa dày đặc, màn đêm dày đặc.

Mưa như thế, bắt đầu từ lâu rồi.

Đề Thám phóng ngựa vào rừng. Mưa quất vào mặt ông bỏng rát. Ông bỗng òa khóc. Ông òa khóc cho mình, cho người, cho tất cả những hữu hạn của chính mình, của mỗi người. Đề Thám sụt sùi như một người thường: một anh bán bánh đa mật ở chợ Kế, một viên công chức quèn, một chàng thợ bạc vụng về, một ông giáo nghèo… Ông khóc như một người nhu nhược nhất đời, một người suốt đời thỏa hiệp, không bao giờ dám bước qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương tỏa. Ông khóc như chưa bao giờ là một anh hùng, một người khởi nghĩa.

Đề Thám đi suốt đêm mưa trong rừng. Người ta kể rằng sáng sớm hôm sau ông cầm đầu một toán quân đánh dồn binh Pháp ở Kép, tất cả binh sĩ trong đồn đều bị giết sạch. Từ đấy chấm dứt thời kỳ hòa hoãn giữa ông và người Pháp.

Mấy năm trước tôi gặp bà cụ Xoan ở huyện lị Yên Thế gần đồn Phồn Xương, nơi bây giờ trở thành một phố chợ sầm suất. Bà cụ giờ 84 tuổi, tóc bạc trắng, trông rất hiền lành. Tôi hỏi bà cụ về cuộc đời bà cụ trải qua, bà cụ kể lể không biết bao nhiêu những điều cơ cực nhọc nhằn xảy ra trong cuộc đời mình: nào người chồng tính nết dở hơi thô bạo, nào đói kém, nào con, nào cháu, nào tật bệnh, nào chiến tranh...

Tôi đứng trên quả đồi khô cằn toàn sỏi nơi bà cụ phát hoang để xây dựng cơ nghiệp cho gia đình mình, trong lòng vô cùng cảm động thương xót. Tôi hỏi điều gì đã làm bà cụ vượt qua được hết nhọc nhằn gian khó trong bao nhiêu năm tháng ấy, bà cụ cười móm mém để lộ hai hàm lợi không còn một cái răng nào rồi vạch áo cho tôi xem tấm ngực trần hom hem với đôi vú teo tóp răn reo. Bà cụ nói:

- Ông ấy muốn thế... Tôi không phụ lời tôi hứa... Ông ấy là nguồn an ủi suốt cuộc đời tôi...

- Ông ấy là ai hả cụ?

- Ông ấy kia kìa...

Bà cụ chỉ về bức tượng xi măng cốt thép đứng trên đỉnh đồi ở gần di tích Phồn Xương.

- Ông ấy chẳng hề nói năng gì cả...

Tôi biết Đề Thám đã không hề nói năng gì cả từ năm 1913, hơn 80 năm rồi...

Hôm tôi ở Nhã Nam trời cũng mưa, nhưng là cơn mưa bóng mây, một thứ mưa xoàng.

Tôi kể chuyện này đến đây là hết.

Trả lời cho các câu 709807, 709808, 709809, 709810, 709811 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Nhan đề Mưa Nhã Nam gắn liền với sự kiện nào trong truyện ngắn này.
Câu hỏi:709808
Phương pháp giải

Căn cứ bài đọc hiểu.

Giải chi tiết

Sự kiện: Khi Đề Thám rời bữa tiệc chiêu đãi đã gặp Xoan ở cửa rừng, Xoan mong mang cô di. Một trận mưa đã đến. Ông phải đưa Xoan về nhà ông đồ.

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu
Anh/chị ấn tượng nhất với chi tiết nào về nhân vật Đề Thám trong truyện ngắn Mưa Nhã Nam.
Câu hỏi:709809
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Ngoại hình bình thường nhưng vẫn toát lên phẩm chất anh hùng.

- Hành động: đồng ý đưa Xoan đi.

- Suy nghĩ: Ông đã khóc như một người nhu nhược.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu
Nêu đặc điểm tính cách của nhân vật Đề Thám và cho biết việc khắc họa nhân vật với những nét tính cách đó đã làm nổi bật chủ đề tư tưởng nào của truyện ngắn Mưa Nhã Nam?
Câu hỏi:709810
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Đặc điểm tính cách:

+ Phẩm chất con người anh hùng, quả quyết.

+ Sự nhu nhược, yếu đuối của mình: không làm đúng những gì đã hứa với bạn.

+ Chân tình, dùng lời nói chân tình khơi gợi sự dũng cảm trong Xoan.

- Qua đó làm nổi bật chủ đề của truyện: con người anh hùng lịch sử cũng có sự bất toàn, không hoàn hảo.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu
Dù Đề Thám đã không hề nói năng gì cả từ năm 1913, hơn 80 năm rồi nhưng bóng hình của ông vẫn còn xuất hiện ở phần kết của câu chuyện qua bức tượng đài và lời kể của bà Xoan. Nhận xét ý nghĩa của sự xuất hiện đó.
Câu hỏi:709811
Phương pháp giải

Phân tích, lí giải.

Giải chi tiết

- Ý nghĩa:

+ Sự bất tử của Hoàng Hoa Thám.

+ Nhờ có ông, cô gái Xoan luôn mãnh mẽ, bền bỉ.

Câu hỏi số 5:
Vận dụng
Đoạn thơ sau giúp anh/chị rút ra được thông điệp nào có ý nghĩa với bản thân? Có thứ ngôn ngữ của người anh hùng, của người chính trực Nó làm ta bối rối xúc động Ta không trốn được Thứ ngôn ngữ không hề phù phiếm cũng chẳng tân kỳ Thứ ngôn ngữ của giống nòi truyền lại, Thứ ngôn ngữ của lương tri không bao giờ mất..
Câu hỏi:709812
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Hãy biết lắng nghe tiếng nói đúng đắn, tiếng nói của lương tri, giống nòi.

- Chúng ta hãy nói chính tiếng nói ấy, không nói tiếng nói giả dối, tân kì mà lại tràn đầy lừa lọc.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com