Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hai con lắc lò xo gồm các lò xo có cùng độ cứng k = 50,0 N/m, các vật nhỏ m1 và m2 có khối

Câu hỏi số 710138:
Vận dụng cao

Hai con lắc lò xo gồm các lò xo có cùng độ cứng k = 50,0 N/m, các vật nhỏ m1 và m2 có khối lượng lần lượt là 50,0 g và 200 g, được gắn vào giá M như hình bên sao cho chúng có thể dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Giá M có khối lượng 350 g và được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Biết giới hạn đàn hồi của lò xo là lớn. Ban đầu, hai vật m1 và m2 được giữ ở vị trí bên dưới vị trí cân bằng của mỗi vật một khoảng A. Thả nhẹ m2 để nó dao động điều hòa. Sau khi thả m2 một khoảng thời gian \(\Delta t\) thì thả nhẹ vật m1 để nó dao động điều hòa. Biết A0 là giá trị lớn nhất có thể có của A để với khoảng thời gian \(\Delta t\) thích hợp thì giá M không bao giờ rời khỏi bệ đỡ. Lấy g = 9,80 m/s2. Giá trị của A0 gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:710138
Phương pháp giải

Viết phương trình và biểu thức của lực đàn hồi tác dụng lên vật M đối với từng vật \({m_1}\) và \({m_2}\).

Để vật M không bao giờ rời sàn: \({F_{dh1}} + {F_{dh2}} \le Mg\)

Sử dụng đạo hàm để xác định cực trị của bài toán.

Giải chi tiết

Chọn chiều dương thẳng đứng hướng lên.

Có \({m_2} = 4{m_1} \Rightarrow {\omega _1} = 2{\omega _2}\)

Chọn \(t = 0\) là lúc vật \({m_1}\) lên vị trí biên trên

\( \Rightarrow {x_1} = A\cos \left( {{\omega _1}t} \right) \Rightarrow {x_2} = A\cos \left( {{\omega _2}t + \Delta \varphi } \right)\)

Với \(\Delta \varphi  = {\omega _2}.\Delta t\) là độ lệch pha ban đầu của \({x_2}\) so với \({x_1}.\)

Lực đàn hồi của lò xo bên trên tác dụng lên vật M là:

\({F_{dh1}} = k{x_1} - mg = kA\cos \left( {{\omega _1}t} \right) - {m_1}g\)

Lực đàn hồi của lò xo bên dưới tác dụng lên vật M là:

\({F_{dh2}} = k{x_2} - mg = kA\cos \left( {{\omega _2}t + \Delta \varphi } \right) - {m_2}g\)

Để vật M không bao giờ rời sàn: \({F_{dh1}} + {F_{dh2}} \le Mg\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow kA\left[ {\cos \left( {{\omega _1}t} \right) + \cos \left( {{\omega _2}t + \Delta \varphi } \right)} \right] \le \left( {{m_1} + {m_2} + M} \right)g\\ \Leftrightarrow kA\left[ {\cos \left( {2{\omega _2}t} \right) + \cos \left( {{\omega _2}t + \Delta \varphi } \right)} \right] \le \left( {{m_1} + {m_2} + M} \right)g\end{array}\)

Để \({A_{max}}\) thì \(\Delta \varphi \) là giá trị sao cho giá trị cực đại của \(\left[ {\cos \left( {2{\omega _2}t} \right) + \cos \left( {{\omega _2}t + \Delta \varphi } \right)} \right]\)đạt nhỏ nhất.

Đặt \(x = {\omega _2}t\) và \(a = \Delta \varphi ,\) ta muốn tìm a sao cho giá trị cực đại của hàm số \(f\left( x \right) = \cos \left( {2x} \right) + \cos \left( {x + a} \right)\) nhỏ nhất

Đạo hàm \(f\left( x \right)\)để tìm các điểm cực trị \({x_c},\) ta có:

\(f'\left( x \right) =  - 2\sin \left( {2{x_c}} \right) - \sin \left( {{x_c} + a} \right) = 0 \Leftrightarrow 2\sin \left( {2{x_c}} \right) =  - \sin \left( {{x_c} + a} \right)\)

Ta sẽ xem tọa độ điểm cực trị \({x_c}\) thỏa mãn phương trình trên là một hàm số theo a.

Giá trị của hàm số f (x) tại các điểm cực trị này là \(f\left( {{x_c}} \right) = \cos \left( {2{x_c}} \right) + \cos \left( {{x_c} + a} \right).\) Biểu thức này chỉ chứa a (ở trên đã nói \({x_c}\) được biểu diễn theo a). Do đó, ta có thể kí hiệu \(g\left( a \right) = f\left( {{x_c}} \right)\) được.

Đạo hàm \(g\left( a \right)\) theo a để tìm các điểm cực trị trong thay đổi \(f\left( {{x_c}} \right)\) và kí hiệu \({x'_c}\) là \({x_c}\) đạo hàm theo a, ta được

\(g'\left( a \right) =  - 2\sin \left( {{x_c}} \right).{x'_c} - \sin \left( {{x_c} + a} \right)\left( {{{x'}_c} + 1} \right) = 0\)

Ta lại có: \(2\sin \left( {2{x_c}} \right) =  - \sin \left( {{x_c} + a} \right)\) nên phương trình trên tương đương \(\sin \left( {{x_c} + a} \right) = 0.\)

Xét \(\sin \left( {{x_c} + a} \right) = 0,\) giải được \({x_c} + a = k\pi \) với k nguyên.

Và do \(2\sin \left( {2{x_c}} \right) = \sin \left( {{x_c} + a} \right) = 0\) nên \({x_c} = \dfrac{{k'\pi }}{2}\) với k’ là số nguyên.

Như vậy \(a = \left( {k - \dfrac{{k'}}{2}} \right)\pi \) với k và k’ nguyên, hay \(a = \dfrac{{n\pi }}{2}\) với n nguyên. Xét hai trường hợp:

+ n chẵn: \(f\left( x \right) = \cos \left( {2x} \right) + {\left( { - 1} \right)^{\dfrac{n}{2}}}\cos \left( x \right) \le 2\) tại \(x = 0\) khi n chia hết cho 4 hoặc \(x = \pi \) khi n chia 4 dư 2.

+ n lẻ:

\(f\left( x \right) = \cos \left( {2x} \right) + \cos \left( {x + \dfrac{{n\pi }}{2}} \right) = 1 - {\sin ^2}x - {\left( { - 1} \right)^n}\sin \left( x \right)\)

Ta có: \(f\left( x \right) = 1 - 2{\left[ {{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} + \dfrac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}}}{4}} \right]^2} + \dfrac{1}{8} \le \dfrac{9}{8},\) dấu bằng xảy ra khi \(x = \arcsin \left( {\dfrac{{{{\left( { - 1} \right)}^n}}}{4}} \right).\)

\( \Rightarrow {\left[ {\cos \left( {2{\omega _2}t} \right) + \cos \left( {{\omega _2}t + \Delta \varphi } \right)} \right]_{\min }} = 1,125\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow A \le \dfrac{{\left( {{m_1} + {m_2} + M} \right)g}}{{k.1,125}}\\ \to A \le \dfrac{{\left( {0,05 + 0,2 + 0,35} \right).9,8}}{{50.1,125}} \approx 0,1045\left( m \right) = 10,45\left( {cm} \right)\end{array}\)

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com