Viết bài văn phân tích đoạn thơ đã cho
Viết bài văn phân tích đoạn thơ đã cho
Phân tích, tổng hợp.
v MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm nhận chung
v TB
a. Giới thiệu
- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Mạch cảm xúc: từ nỗi đau xót, khắc khoải của người cha khi bị giặc bắt đưa sang Trung Quốc đành nhờ con làm tròn bổn phận với nước nhà nâng lên thành niềm tự hào của người cha khi nhắc con về những chiến công hào hùng và lắng đọng lại trong cảm xúc tha thiết, mãnh liệt khi nhấn mạnh trách nhiệm của con phải sống để không hổ thẹn với tổ tiên, lịch sử.
- Cảm hứng chủ đạo.
- Chủ đề của đoạn thơ
b. Phân tích
(Lựa chọn phân tích theo bố cục đoạn trích, từ nghệ thuật -> nội dung)
- Mở đầu đoạn thơ là tâm trạng của cha khi bị giặc bắt đưa sang Trung Quốc:
+ Cụm từ “tuổi già sức yếu”, “lỡ sa cơ”: khái quát hoàn cảnh của người cha, người cha nhận thức được rõ ràng tình thế của mình.
+ “đành chịu bó tay”: thể hiện sự bất lực trong khi lòng vẫn còn hừng hực mong muốn được cứu nước, cứu dân.
+ Câu thơ “Giang san gánh vác sau này cậy con” vừa là một lời thông báo vừa trở thành một lời giao phó với niềm tin và tình yêu cha dành cho đất nước, cho con
- Cha đã đưa ra hàng loạt những lí do để thuyết phục con và thôi thúc tình yêu nước trong con:
+ Nhắc lại lịch sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc:
Cha liệt kê ra các vị anh hùng xả thân vì nước: Trưng Nữ, Hưng Đạo Vương để con noi gương theo Các từ ngữ giàu sức gợi “máu đào”, “cuồng phong”, “huyết chiến”,... để nhấn mạnh sự vẻ vang của những chiến công, sự quyết liệt với tinh thần quyết chiến của những người đi trước à thể hiện sự tự hào về trang sử, về truyền thống yêu nước của dân tộc. Câu hỏi tu từ: “Giang san này vẫn giang san./Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai?”: đưa người con quay trở về hiện tại, nhắc lại hiện thực đau thương của dân tộc để người con đau xót, xót xa trước cảnh đất nước bị hung tàn phá hoại.+ Nhắc nhở con về chí làm trai, về bổn phận của một người dân
Lời khuyên răn nhẹ nhàng song vô cùng thấm thía, vừa nhắc đến gương cha ông, tổ tiên “Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng”, vừa nhắc đến gương hào kiệt xưa kia “Hi sinh thân thế cũng vì nước non”, lại nhắc nhở con về tình đoàn kết giống nòi cùng lòng tự trọng của đấng nam nhi “Thân tự do, chiên chúc mà vinh”. Câu hỏi tu từ “Con đương độ đầu son tuổi trẻ,/Bước cạnh tranh há để nhường ai?” là một lời khẳng định chắc nịch và kiên quyết đây chính là bổn phận của con. Hai câu thơ cuối cùng là lời từ trong tâm can của người cha, không chỉ là vì việc nước mà đây còn là tâm nguyện của cha, mong con hãy thực hiện. Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng nổi bật trong đoạn thơ đã cho “giang san này vẫn giang san”, “thời thế có anh hùng là thế”, điệp cấu trúc “Kìa..” vừa nhấn mạnh trang sử hào hùng dân tộc vừa nhấn mạnh tầm quan trọng, tính cấp thiếu của việc giúp nước nhà.c. Khái quát nghệ thuật
- Thể thơ song thất lục bát vừa kể sự việc vừa giãi bày được tâm sự, cảm xúc của người cha để lời khuyên nhủ, răn dạy vừa có lí có tình trở nên hợp lí và thiết tha.
- Cách gieo vần chân và vần lưng cùng với những quy tắc về thanh điệu khiến những câu thơ như len lỏi vào trái tim người đọc, dường như đây không phải là lời khuyên răn của người cha dành cho con mà dành cho tất cả con dân Đại Việt.
- Các hình ảnh, từ ngữ được lựa chọn khéo léo như chạm đến trái tim của người đọc.
- Thông điệp: Sống xứng đáng với lịch sử oai hùng của dân tộc/Bảo vệ quê hương đất nước là trách nhiệm của mỗi con người
KB: Khẳng định lại giá trị
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com