Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: ARPAGÔNG: - Giữ trong nhà một
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:
ARPAGÔNG: - Giữ trong nhà một món tiền lớn, quả là một cái tội nợ không vừa; thật là tốt phúc, kẻ nào đặt được tất cả dấn vốn vào chỗ sinh lời chắc chắn, và chỉ giữ lại vừa đủ chỉ tiêu thôi. Khắp nhà trên nhà dưới, nghĩ ra được một chỗ cất giấu có thể tin cậy được, cũng không phải là dễ dàng; vì đối với ta, các loại tủ sắt đều là đáng ngờ, và chả đời nào ta chịu tin cậy vào đó: Ta coi tủ sắt đúng là cái mồi dử trộm và bao giờ cũng là cái đích tấn công đầu tiên (Arpagông tưởng không có ai) - Nhưng món tiền một vạn êquy mà họ mới trả ta hôm qua, ta chôn ở sau vườn, chả biết có gọi là đắc sách được không. Một vạn êquy bằng tiền vàng giữ ở trong nhà là một món tiền khá... (Đến đây, hai anh em xuất hiện, nói thì thầm với nhau) - Trời ơi! không khéo ta đã tự làm hở chuyện mất rồi, không khéo đương cơn nóng tiết ta đã không biết giữ mồm, và hình như khi lẩm bẩm một mình, ta đã nói to quá (Nói với Clêan và Êly) - Cái gì đó?
CLÊAN: Thưa cha, không ạ.
ARPAGÔNG: - Các con vào đây đã lâu chưa?
ÊLY: - Chúng con cũng vừa mới đến thôi ạ.
[…]
CLÊAN: - Lạy Chúa! Cha chẳng có gì đáng phải phàn nàn, thưa cha, và có ai biết là cha có khối của.
ARPAGÔNG: - Thế nào? Tao có khối của! Những đứa nào nói thế là nói láo. Chả có gì sai bằng; đấy là những quân vô lại chúng phao đồn những tin nhảm đó.
ÊLY: - Xin cha đừng giận dữ.
ARPAGÔNG: - Thật là quái lạ, chính những đứa con rứt ruột của mình lại phản bội mình và trở thành kẻ thù của mình.
CLÊAN: - Bảo rằng cha có của, mà là kẻ thù của cha hay sao?
ARPAGÔNG: - Chứ gì! Cứ những cái giọng lưỡi như thế và cứ những cách ăn tiêu của chúng mày, thì rồi có ngày sẽ có kẻ đến nhà tao để cắt cổ tao, cho rằng tao có vàng ních đầy người.
CLÊAN: - Con ăn tiêu cái gì mà gọi là to?
ARPAGÔNG: - Cái gì à? Còn có gì chướng mắt hơn là những phục sức xa hoa này mà chúng mày chưng diện khắp phố phường? Hôm qua đây, tao vừa mắng con em mày xong; nhưng mày lại còn tệ hơn. Sự tình thật đáng kêu trời; cứ từ đầu đến chân mày, cũng đủ làm một cái vốn lợi tức khá tươm. Con ạ, tao đã bảo mày có đến mấy mươi lần rồi, tất cả những cung cách của mày, tao chẳng vừa ý tí nào: mày cứ lăn mình vào cái lối sống đại gia công tử; và mày ăn diện như thế kia, thì hẳn là mày phải ăn cắp của tao chứachẳng không.
CLÊAN: - Ủa! làm thế nào mà ăn cắp được của cha?
ARPAGÔNG: - Tao biết đâu đấy? Thế mày lấy đâu ra mà ăn mặc như thế này?
[…]
ARPAGÔNG: - Thôi, ta hãy gác chuyện đó lại và nói chuyện khác (Trông thấy Cleean và Êly ra hiệu với nhau) - Hả? (Nói riêng, nhỏ) - Hình như chúng nó làm hiệu với nhau để xoáy túi bạc của ta đây (Nói to) - Chúng mày làm hiệu cái gì với nhau thế?
ÊLY: - Anh em chúng con đương điều đình với nhau xem để ai nói trước. Vì cả hai chúng con đều có chuyện muốn thưa với cha.
ARPAGÔNG: - Và cha, cha cũng có chuyện muốn nói với cả hai con.
CLÊAN: - Thưa cha, chúng con muốn thưa với cha, về việc hôn nhân.
ARPAGÔNG: - Thì cha muốn bàn với các con, cũng về việc hôn nhân.
ÊLY: - Ối chao!
ARPAGÔNG: - Sao con lại kêu lên như thế? Ấy là cái danh từ hay cái sự việc nó làm cho con sợ, hở con?
CLÊAN: - Có thể cả hai đứa chúng con đều sợ chuyện hôn nhân, theo cái kiểu cha có thể nghĩ. Và chúng con sợ rằng tâm tình chúng con không phù hợp với sự lựa chọn của cha.
ARPAGÔNG: - Khoan khoan một tí. Đừng vội lo mà, cha biết thế nào là thích hợp cho cả hai con; và hai con, chả đứa nào sẽ phải phàn nàn gì về tất cả những việc mà ý cha định làm. Và để nói cho có đầu có đũa... (Nói với Clêan) - Con ơi, có một cô thiếu nữ tên Marian, nhà ở cũng gần đây, con đã thấy mặt bao giờ chưa?
CLÊAN: - Thưa cha, có ạ.
ARPAGÔNG: (Nói với Êly) - Còn con?
ÊLY: - Con có nghe thấy nói.
ARPAGÔNG: - Con thấy người con gái đó thế nào, hở con trai của cha?
CLÊAN: - Một con người hết sức dễ thương.
ARPAGÔNG: - Nét mặt thế nào?
CLÊAN: - Rất nền nã, và sắc sảo thông minh.
ARPAGÔNG: - Dáng điệu, cử chỉ?
CLÊAN: - Tuyệt vời, cố nhiên.
ARPAGÔNG: - Con có cho rằng một người con gái như vậy, thật khá xứng đáng để người ta phải quyến luyến không?
CLÊAN: - Thật đúng như vậy, thưa cha.
[…]
ARPAGÔNG: - Thế là cha rất hài lòng thấy con đồng ý với cha, vì cái cốt cách nền nã và cái vẻ nhuần nhị của cô ta đã tranh thủ được tâm hồn của cha và cha đã quyết lấy cô ta làm vợ, miễn là cũng có được ít nhiều của cải gì đó.
CLÊAN: - Ơ?
ARPAGÔNG: - Sao?
CLÊAN: - Cha bảo rằng cha đã quyết…
ARPAGÔNG: - Lấy cô Marian làm vợ.
CLÊAN: - Ai? Cha, cha ấy à?
ARPAGÔNG: - Phải, tao, tao, tao, tao! Thế này là nghĩa thế nào?
CLÊAN: - Con đột nhiên bị chóng mày chóng mặt, con xin lui khỏi chỗ này.
ARPAGÔNG: - Không hề gì. Vào mau trong bếp, uống một cốc lớn nước lã đi. Thật là cái bọn công tử yết ớt, chẳng được cứng cáp gì hơn mấy con gà mái! Con gái của cha này, đó là điều cha đã quyết định cho cha. Còn thằng anh của con, cha định lấy cho nó một mụ góa mà sáng hôm nay người ta vừa đến nói chuyện với cha. Về phần con, thì cha gả con cho quý ngài Anxem.
(Trích Lão hà tiện, Moliere, NXB Kim Đồng)
Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 dưới đây:
Văn bản trên thuộc thể loại gì?
Đáp án đúng là: C
Căn cứ lý thuyết về các thể loại đã học.
Văn bản trên thuộc thể loai hài kịch
Ở đoạn đầu tác phẩm, Arpagông khi biết đến sự xuất hiện của hai đứa con đã có thái độ thế nào?
Đáp án đúng là: B
Căn cứ nội dung bài đọc.
Ở đoạn đầu tiên của tác phẩm, khi thấy sự xuất hiện của hai đứa con, lão hà tiện đã vô cùng lo lắng, sợ rằng chúng sẽ nghe được lời độc thoại của lão và biết về tiền của lão.
Arpagông đã đưa ra quyết định gì với Clêan?
Đáp án đúng là: D
Căn cứ nội dung bài đọc.
Lão hà tiện đã chỉ định cho CLÊAN lấy người đàn bà góa chồng còn mình thì lấy Marian.
Việc quyết định lấy thêm vợ của Arpagông thể hiện điều gì?
Đáp án đúng là:
Căn cứ nội dung bài đọc.
Việc lão muốn lấy thêm vợ chẳng qua chỉ để có được ít nhiều của cải gì đó.
=> Lão hà tiện là một kẻ vô cùng tham lam, keo kiệt.
Chọn B.
Điểm chung của hai cuộc hôn nhân mà Arpagông tìm cho hai đứa con của mình là gì?
Đáp án đúng là: C
Căn cứ nội dung bài đọc
Điểm chung của hai cuộc hôn nhân mà lão hà tiện tìm cho hai đứa con của mình là: Đều xuất phát từ lòng tham và sự áp đặt của người cha.
Dưới đây, đâu được xem là yếu tố gây cười của kịch bản?
Đáp án đúng là: A
Căn cứ nội dung bài đọc
Yếu tố gây cười của kịch bản là: Tình huống Arpagông đang tự khoe về của cải của mình thì các con ông ta đột nhiên xuất hiện.
Dưới đây, đâu được xem là tiếng cười bi kịch?
Đáp án đúng là: B
Căn cứ nội dung bài đọc
Arpagông vì lợi ích vật chất mà ép con trai mình phải lấy một bà cô góa.
=> Đây được xem là tiếng cưới bi kịch.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất các mâu thuẫn được khai thác trong tác phẩm?
Đáp án đúng là: D
Căn cứ nội dung bài đọc
Những mâu thuẫn được khai thác trong tác phẩm bao gồm:
+ Mâu thuẫn tiền bạc giữa Arpagông và các con: Ông ta luôn nghi ngờ các con trộm tiền trong khi các con ông không có suy nghí đó.
+ Mâu thuẫn tình cảm giữa Arpagông và Clêan: Hai cha con cùng muốn cưới Marian.
Dòng nào dưới đây nói đúng về thái độ của tác giả thông qua vở kịch này?
Đáp án đúng là: A
Căn cứ nội dung bài đọc
Thái độ của tác giả thông qua vở kịch: Thái độ mỉa mai, châm biếm qua những tiếng cười sâu cay với những thói hư tật xấu của con người.
Nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong vở kịch trên là?
Đáp án đúng là: A
Căn cứ nội dung bài đọc
Nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong vở kịch trên là: Nghệ thuật trào phúng.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com