Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH (Văn chiêu
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH
(Văn chiêu hồn)
-Nguyễn Du-
(…)
(1) Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông
Gặp cơn giông tố giữa dòng,
Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.
(2) Cũng có kẻ đi về buôn bán,
Đòn gánh tre chín dạn hai vai,
Gặp cơn mưa nắng giữa trời,
Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
(3) Cũng có kẻ mắc vào khoá lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm ống gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.
(4) Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập loè ngọn lửa ma trơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
(5) Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai?
(6) Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
(7) Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,
Thương thay cũng một kiếp người,
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!
(8) Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?
(9) Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
(10) Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
(11) Người thì mắc sơn tinh thuỷ quái
Người thì sa nanh sói ngà voi,
Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa sẩy, có người khốn thương…
(Trích “Văn tế thập loại chúng sinh”- Thơ văn Nguyễn Du)
Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 dưới đây:
Vận dụng kiến thức đã học về thể thơ.
Văn bản được viết theo thể thơ: Song thất lục bát.
Đọc văn bản, tổng hợp.
Nội dung chính của văn bản là: Nêu rõ tên và nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhiều loại người trong xã hội.
Đọc tìm ý.
Đối tượng được nhắc đến trong văn bản:
- Người đi đó đi đây (vào sông ra bể)
- Người sống bằng nghề buôn bán ( đi buôn về bán)
- Người bị bắt đi lính (mắc vào khoá lính
- Người đàn bà lỡ làng
- Những đứa trẻ chết yểu,
- Người gặp nạn ở rừng, sông, hỏa hoạn…
Đọc tìm ý.
Họ (những người được nhắc đến ở câu hỏi số 3) là những người: Bất hạnh, đáng thương, là phận nhỏ bé, bị vùi dập, sống trong khổ đau, chết trong oan ức.
Phân tích, lý giải.
* Cuộc sống và thân phận của loài người được nhắc đến ở khổ thơ 2,3,4 được tái hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:
– Từ ngữ: Buôn bán; hồn đường, phách xá, lạc loài; mắc, khóa lính, gian nan, dãi dầu nghìn dặm, lầm than, lỡ làng, ngẩn ngơ, già.
– Hình ảnh: chín dạn hai vai; gồng gánh việc quan; mạng người như rác; đạn lạc tên rơi; buôn nguyệt bán hoa.
* Cảm nhận về tình cảm của Nguyễn Du đối với những kiếp người/ loại người được nhắc đến:
– Nhà thơ đồng cảm, xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé, vất vả, cô đơn trên dòng đời muôn nẻo.
Phân tích, lý giải.
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
- Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ là: Liệt kê: chìm sông lạc lối; sẩy cối sa cây; leo giếng đứt dây; trôi nước lũ; lây lửa thành.
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm, tạo ra nhịp điệu cho câu thơ.
+ Khiến người đọc hình dung cụ thể hơn về những tai nạn bất ngờ mà họ (những loại người khác nhau) gặp phải trong cuộc sống.
+ Gợi nỗi niềm thương cảm, xót xa của nhân vật trữ tình với số phận bất hạnh, nhỏ bé bị vùi dập.
Phân tích, lý giải.
Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu trong văn bản.
– Ngôn ngữ: giản dị, dễ hiểu và giàu cảm xúc
– Giọng điệu: buồn thương, da diết, khắc khoải,...
Phân tích, lý giải.
Học sinh có thể tự đưa ra cảm nhận cá nhân. Chú ý lý giải phù hợp.
Gợi ý:
Nguyễn Du đặc biệt quan tâm đến những con người bình thường trong xã hội. Ngoài sáu hạng người sống trong phú quý, tác phẩm dồn hết yêu thương cho những kiếp người vô danh, sống và chết trong lặng lẽ. Họ là những kẻ vào sông ra bể, đi về buôn bán, có người phải buôn nguyệt bán hoa, lại có kẻ mắc vào khóa lính. Đâu đó vất vưởng kiếp hành khất ngược xuôi… Lòng trắc ẩn khiến ông khóc thương cho những oan hồn. Nói về họ, ông như đang đối thoại với người đang sống, với những số phận nhọc nhằn, tủi nhục suốt một kiếp phù sinh. Tình yêu thương mà Nguyễn Du dành cho những kiếp người bất hạnh là biểu hiện của tấm lòng nhân đạo bao la. Đó là tấm lòng cảm thông, thương xót đối với những thân phận, những cuộc đời, đồng thời. Qua đó, nhà thơ vừa tố cáo xã hội bất công vừa lên tiếng đòi quyền sống cho họ.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com