Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: “Cha xót phận tuổi già sức yếu, Lỡ sa cơ đành
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
“Cha xót phận tuổi già sức yếu,
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,
Thân lươn bao quản vũng lầy,
Giang san gánh vác sau này cậy con.
Con nên nhớ tổ tôn khi trước:
Đã từng phen vì nước gian lao.
Bắc Nam bờ cõi phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây.
Kìa Trưng Nữ ra tay buồm lái,
Phận liễu bồ xoay với cuồng phong,
Giết giặc nước, trả thù chồng,
Nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi.
Kìa Hưng Đạo gặp khi quốc biến;
Vì giống nòi huyết chiến bao phen.
Sông Bạch Đằng phá quân Nguyên.
Gươm reo chính khí, nước rền dư uy.
Giở lịch sử gươm kia còn tỏ
Mở dư đồ đất nọ chưa tan
Giang san này vẫn giang san,
Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai?
Con nay cũng một người trong nước,
Phải nhắc câu “Gia, Quốc” đôi đường,
Làm trai hồ thỉ bốn phương,
Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng.
Thời thế có anh hùng là thế,
Chữ vinh hoa sá kể làm chi!
Mấy trang hào kiệt xưa kia,
Hi sinh thân thế cũng vì nước non,
Con đương độ đầu son tuổi trẻ,
Bước cạnh tranh há để nhường ai?
Phải nên thương lấy giống nòi,
Đừng tham phú quý mà nguôi tấc lòng,
Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục,
Thân tự do, chiên chúc mà vinh
Con ơi! Nhớ đức sinh thành,
Sao cho khỏi để ô danh với đời.”
Trích “Hai chữ nước nhà” - Trần Tuấn Khải
Thông tin chung về tác giả, tác phẩm
- Trần Tuấn Khải là một nhà yêu nước. Ông thường mượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Bút quan hoài I,II; Với sơn hà I, II.
- Phong cách sáng tác: Thơ ông vào nổi tiếng, nhất là các bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bất...
- “Hai chữ nước nhà” là bài thơ đầu tiên trong tập Bút quan hoài của Trần Tuấn Khải (In trong Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải). Bài thơ là lời người cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên dặn người con (Nguyễn Trãi) phải biết sống quên mình vì nước nhà.
Trả lời cho các câu 723138, 723139, 723140, 723141, 723142 dưới đây:
Căn cứ đặc điểm thơ song thất lục bát, phân tích.
- Thể thơ song thất lục bát.
Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục,
Thân tự do, chiên chúc mà vinh
=> Câu song thất
Con ơi! Nhớ đức sinh thành,
Sao cho khỏi để ô danh với đời.”
=> Câu lục bát
Hiệp vần: nhục – chúc; vinh – thành.
- Gieo vần theo đặc điểm thơ song thất lục bát.
- Thanh điệu:
Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục,
Thân tự do, chiên chúc mà vinh
=> nhịp 3/4
Con ơi! Nhớ đức sinh thành,
=> nhịp 2/4
Sao cho khỏi để ô danh với đời.”
=> nhịp 2/2/2/2
+ Hai câu thất ngôn luôn ngắt nhịp lẻ (chữ thứ 3,5 trong câu: nhịp ¾
=> Tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát.
+ Câu lục ngắt nhịp ở chữ thứ 2-4-6 trong câu: 2/2/2
=> Tạo giọng mềm mại, tha thiết.
Căn cứ bài thơ, phân tích.
• Chủ đề: tình yêu quê hương, đất nước
• Mạch cảm xúc:
Nỗi đau xót khắc khoải của người cha -> Tự hào về chiến công hào hùng đánh giặc giữ nước và nhắn nhủ với con về bổn phận giữ gìn giáng sơn của mỗi thế hệ-> Tha thiết, mãnh liệt khi nhấn mạnh trách nhiệm của trang nam nhi: không hổ thẹn với tổ tiên, đấng sinh thành.
• Cảm hứng chủ đạo: trân trọng lòng yêu nước, tình cảm phụ tử bền chặt của nhân vật trữ tình.
Căn cứ bài thơ, phân tích.
Bố cục: 3 phần
• Nội dung:
4 câu đầu: Tâm trạng của người cha khi từ biệt con
16 câu tiếp: Niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc
Còn lại: Người cha răn dạy con về bổn phận với giang sơn, đất nước.
Căn cứ bài thơ, phân tích.
• Thể thơ song thất lục bát:
Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát, phù hợp để diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ, với giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.
• Hình ảnh thơ
Sử dụng hình tượng anh hùng trong lịch sử để nhắc nhở con trai về chí lớn của một nam nhi, đồng thời diễn tả nỗi đau xé ruột trước cảnh nước mất nhà tan của nhân vật người cha.
• Thông điệp
Bài thơ mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong hoàn cảnh nước mất nhà tan.
Phân tích, tổng hợp.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, ấn tượng chung về đoạn trích.
2. Thân bài
a. Khái quát chung:
- Vài nét về Trần Tuấn Khải: Một tác giả với sự nghiệp thơ ca chiếm phần nhiều, đó là nhà thơ thường mượn thơ ca để gửi gắm tình cảm thiêng liêng và rộng lớn- tình yêu quê hương, đất nước.
- Vài nét về tác phẩm “Hai chữ nước nhà”: Mượn câu chuyện về hai cha con Nguyễn Trãi, tác giả mong muốn gợi lên tinh thần yêu nước thiết tha của mỗi con người...
b. Phân tích cụ thể giá trị nội dung đoạn trích
4 câu đầu: Tâm trạng của người cha khi từ biệt con
16 câu tiếp: Niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc
Còn lại: Người cha răn dạy con về bổn phận với giang sơn, đất nước.
c. Phân tích đặc sắc về nghệ thuật
d. Liên hệ, mở rộng
3. Kết bài: Khẳng định giá trị của đoạn thơ
Quảng cáo
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com