Bác già, tôi cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! Muốn đi lại tuổi già thêm
Bác già, tôi cũng già rồi,
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
Trước ba năm gặp bác một lần,
Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày,
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời,
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng sao đã mải lên tiên,
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua,
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa,
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn,
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương,
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan."
* Chọn phương án đúng (làm vào vở)
Trả lời cho các câu 728224, 728225, 728226, 728227, 728228 dưới đây:
Những dấu hiệu nào cho thấy đoạn trích mang đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
Đáp án đúng là: B
Căn cứ đặc điểm thể thơ.
Số tiếng trong các câu thơ và cách hiệp vần giữa các câu thơ liền nhau
Chọn B.
Cách hiệp vần nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
Đáp án đúng là: A
Căn cứ đặc điểm thể thơ.
Tất cả các câu liền nhau hiện vần với nhau
Chọn A.
Trạng thái cảm xúc gì của nhà thơ được thể hiện trong hai câu thơ: Làm sao bác vội về ngay,/ Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời?
Đáp án đúng là: B
Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Tâm trạng: thảng thốt, hụt hẫng.
Chọn B.
Trong hai câu thơ: Ai chẳng biết chán đời là phải/ Vội vàng sao đã mải lên tiên, biện pháp tu từ nào được sử dụng?
Đáp án đúng là: D
Căn cứ bài Nói giảm, nói tránh.
Nói giảm, nói tránh.
Chọn D.
Nhận định nào nêu đúng nội dung chính của đoạn trích?
Đáp án đúng là: C
Phân tích.
Đoạn trích là tiếng lòng bi thiết của tác giả khi nghe tin bạn quý vừa mất
Chọn C.
Quảng cáo
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com