Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Bác già, tôi cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! Muốn đi lại tuổi già thêm

Bác già, tôi cũng già rồi,

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,

Trước ba năm gặp bác một lần,

Cầm tay hỏi hết xa gần,

Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can,

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày,

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời,

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Vội vàng sao đã mải lên tiên,

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua,

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa,

Giường kia treo những hững hờ,

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn,

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương,

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan."

Trả lời cho các câu 728238, 728239, 728240, 728241, 728242 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu
Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Câu hỏi:728239
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Bất ngờ, thảng thốt, rụng rời khi nghe tin

- Nỗi buồn tiếc, xót thương.

- Cô đơn, hụt hẫng, khi thiếu vắng người bạn tri kỉ.

Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Những biểu hiện nào cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình?
Câu hỏi:728240
Phương pháp giải

Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý, phân tích.

Giải chi tiết

- Cách xưng hô bác – tôi, dù hơn tuổi => tôn trọng, thân mật.

- Hành động cử chỉ thân tình: cầm tay, hỏi xa gần, mừng vui.

- Buồn đau, hụt hẫng xót xa khi nghe tin bạn mất.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu
Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và phân tích hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp.
Câu hỏi:728241
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Từ láy: rụng rời, hững hờ, ngẩn ngơ, chứa chan.

- Tác dụng:

+ Diễn tả tâm trạng, cảm xúc của tác giả.

Câu hỏi số 4:
Vận dụng
Em cần làm gì để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của các điển tích đó.
Câu hỏi:728242
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

Điển tích: gương kia treo cũng hững hờ; đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Tác dụng: diễn tả tâm trạng, cảm xúc và sự xót thương vô hạn của tác giả với người bạn.

Câu hỏi số 5:
Vận dụng
Ở những câu thơ sau, biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả các cung bậc cảm xúc của nhà thơ? Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua Câu thơ nghĩ đắn đo không viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa: Giường kia treo cũng hững hờ Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Câu hỏi:728243
Phương pháp giải

Phân tích.

Giải chi tiết

- Điệp ngữ: không có, không mua, không phải

- Tác dụng: Nhấn mạnh lặp đi lặp lại cung bậc, cảm xúc của tác giả

+ Người đã không còn thì không có cảm hứng làm bất cứ điều gì dù đó có là thú vui nhất trong cuộc đời thì đều trở nên vô nghĩa.

+ rất đau đớn, mất mát khi người bạn thân tri kỉ ra đi.

+ nức nở, sự trống vắng đến nghẹn ngào, chua xót.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com