Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25Biến đổi khí hậu đang

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 21 đến 25

Biến đổi khí hậu đang được dự báo sẽ làm gia tăng hạn hán, qua đó làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vậy sự kết hợp giữa hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp như thế nào đến sự tồn tại của nông dân ĐBSCL, những người chủ yếu có sinh kế phụ thuộc vào việc trồng lúa?

M. A. van Aalst và các cộng sự ở Trường Kinh doanh và Kinh tế, Đại học Vrije Amsterdam, đã đặt câu hỏi này vào cả vùng ĐBSCL và xem xét mức độ tổn thương ở các mức quy mô khác nhau, cả cấp quận, cấp xã và cấp hộ gia đình. Giải thích vì sao lại chọn ĐBSCL, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là điểm nóng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và môi trường. Trong cả thập kỷ qua, vùng này đã trải qua những thay đổi môi trường ở tốc độ nhanh và chậm, như nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn và hạn hán trong khi nguồn sống của 75% cư dân phụ thuộc vào nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chiếm vị thế chủ đạo của ĐBSCL là lúa, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Họ tập trung vào giai đoạn 2015-2016, khi cả đồng bằng phải gánh chịu đợt hạn hán khốc liệt nhất trong lịch sử, đồng thời còn phải trong cảnh dòng chảy từ thượng nguồn xuống thấp hơn 65 đến 70% so với trung bình hằng năm.

Sử dụng các mô hình tính toán, họ phát hiện ra mức độ dễ bị tổn thương ở cấp độ huyện và xã có những điểm khác biệt. Ở cấp huyện, mặc dù có mối liên hệ giữa nghèo đói và thất thu vụ mùa nhưng không có chỉ dấu trực tiếp giữa sự phơi nhiễm xâm nhập mặn với nghèo đói, mặc dù thông thường xâm nhập mặn sẽ góp phần làm giảm năng suất thu hoạch với tỉ lệ xấp xỉ 21%.

Ở cấp xã, mối liên hệ này thể hiện tương đối rõ nét. Các xã nghèo hơn và bị xâm nhập mặn nhiều hơn đều phải hứng chịu cảnh bị mất mát mùa vụ ở mức cao trong cùng năm. Do đó, các cộng đồng nghèo sẽ có mức độ tổn thương do tác động trực tiếp của môi trường cao hơn, điều vẫn còn chưa thể hiện rõ ở cấp huyện.

Ở cấp hộ gia đình, các hộ sống trong khu vực nghèo sẽ phải đối mặt với khả năng mất mùa cao hơn. quan hệ này chứng tỏ hiệu ứng này thậm chí còn mạnh hơn ở những nơi chịu xâm nhập mặn cao, chỉ dấu là những hộ sống ở khu vực thịnh vượng hơn đều có năng lực thích ứng tốt hơn. Các mô hình cũng cho thấy mức độ rủi ro cao hơn ở cấp hộ gia đình có liên quan đáng kể với mức độ giáo dục thấp hơn, tài sản thấp hơn và quy mô canh tác nhỏ hơn.

(Theo Anh Vũ, Tính dễ bị tổn thương và khó phục hồi của nông dân ĐBSCL trong hạn hán)

Trả lời cho các câu 735839, 735840, 735841, 735842, 735843 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết

Bao nhiêu % cư dân ĐBSCL có nguồn sống phụ thuộc vào nông nghiệp?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:735840
Phương pháp giải

Xác định thông tin chi tiết từ đoạn văn về tỷ lệ cư dân phụ thuộc vào nông nghiệp.

Giải chi tiết

Trong đoạn văn, có câu: “nguồn sống của 75% cư dân phụ thuộc vào nông nghiệp.” Thông tin này trực tiếp đề cập đến tỷ lệ người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có sinh kế chủ yếu từ nông nghiệp.

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu

Vì sao nhóm nghiên cứu chọn ĐBSCL là địa phương để khảo sát biến đổi khí hậu?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:735841
Phương pháp giải

Tìm lý do nhóm nghiên cứu chọn ĐBSCL làm khu vực khảo sát, dựa trên các thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường.

Giải chi tiết

Đoạn văn nêu rõ: “ĐBSCL... là điểm nóng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và môi trường.” Nhóm nghiên cứu đã chọn ĐBSCL vì đây là khu vực chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn và hạn hán.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Những tác động của biến đổi khí hậu đến với môi trường sinh thái ĐBSCL là gì?

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi:735842
Phương pháp giải

Xác định các tác động cụ thể của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL được đề cập trong đoạn văn.

Giải chi tiết

Đoạn văn liệt kê các hiện tượng tự nhiên tác động đến ĐBSCL bao gồm: “nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn và hạn hán.” Các hiện tượng này là hậu quả của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của vùng.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu

“Ở cấp huyện, mặc dù có mối liên hệ giữa nghèo đói và thất thu vụ mùa nhưng không có chỉ dấu trực tiếp giữa sự phơi nhiễm xâm nhập mặn với nghèo đói, mặc dù thông thường xâm nhập mặn sẽ góp phần làm giảm năng suất thu hoạch với xấp xỉ 21%”.

Cụm từ “Ở cấp huyện” trong câu trên là thành phần gì của câu?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:735843
Phương pháp giải

Xác định chức năng ngữ pháp của cụm từ "Ở cấp huyện" trong cấu trúc câu.

Giải chi tiết

Cụm từ “Ở cấp huyện” có chức năng cung cấp nơi chốn.

Lý do “Ở cấp huyện” không phải Khởi ngữ vì khởi ngữ là thành phần nêu ra đề tài, chủ đề được đề cập đến trong câu, tuy nhiên "ở cấp huyện" chỉ cung cấp không gian, bối cảnh cho câu, không phải vấn đề được quan tâm (mà vấn đề được nói trong câu là không có chỉ dấu trực tiếp giữa sự phơi nhiễm xâm nhập mặn với nghèo đói, chứ ko phải nói về địa bàn nào).

Câu hỏi số 5:
Thông hiểu

Chủ đề chính của văn bản trên là gì?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:735844
Phương pháp giải

Xác định chủ đề chính của văn bản thông qua nội dung tổng quát.

Giải chi tiết

Văn bản tập trung vào cách biến đổi khí hậu tác động đến đời sống của nông dân ĐBSCL, đặc biệt là những người trồng lúa. Các nghiên cứu được nhắc đến nhằm đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của người dân trong bối cảnh hạn hán và xâm nhập mặn. Các nội dung này cho thấy trọng tâm của văn bản là tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của cộng đồng dân cư ở ĐBSCL.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com