Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30Càng chung sống lâu năm với
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 26 đến 30
Càng chung sống lâu năm với nghề viết, tôi càng tin rằng văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung không nhằm và cũng không có khả năng phản ánh cuộc đời y như nguyên trạng (1). Ngay cả nhiếp ảnh là nghệ thuật gần với sự trung thực nhất cũng không thể phản ánh được mặt sau của quả táo (2). Nhưng ngay cả khi có thể mô tả cuộc đời như nó vốn là, văn chương cũng từ chối làm điều đó (3). Bởi nếu vậy, văn chương sẽ không có lí do để tồn tại: người đọc khôn ngoan sẽ đọc trực tiếp trong cuộc đời thay vì nhìn vào trang sách (4). Suy cho cùng, thế giới mà người đọc tìm thấy và muốn thấy trong những trang văn bao giờ cũng là thế giới đã được lọc qua tâm hồn của người viết; đó là thế giới đã được nhà văn tháo ra và lắp lại theo một cấu trúc và tỉ lệ hoàn toàn khác (5). Thông qua cung cách thiết kế cái thế giới văn chương đó, nhà văn gửi đi những thông điệp và tìm kiếm sự chia sẻ (6). Những thông tin đủ loại của đời thường, đã có báo chí, đài truyền hình và bà hàng xóm cung cấp (7). Người đọc thông minh bao giờ cũng chờ đợi ở những trang văn một hiện thực khác - một hiện thực cao hơn so với hiện thực ngoài kia (8).
(Nguyễn Nhật Ánh, Cảm ơn người lớn)
Trả lời cho các câu 735845, 735846, 735847, 735848, 735849 dưới đây:
“Càng ... càng...” ở câu (1) của văn bản trên thể hiện mối quan hệ gì giữa các thành phần câu?
Đáp án đúng là: C
Chú ý các thành phần trong câu (1)
Câu "Càng chung sống lâu năm với nghề viết, tôi càng tin rằng văn chương..." là một cấu trúc hô ứng. "Càng... càng..." ở đây thể hiện sự tăng tiến hoặc mức độ tương ứng giữa hai phần trong câu, tức là khi "chung sống lâu năm với nghề viết" thì mức độ tin tưởng vào quan điểm "văn chương không phản ánh cuộc đời y như nguyên trạng" càng tăng lên.
Từ “cung cách” trong câu (6) có nghĩa là gì?
Đáp án đúng là: D
Chú ý nội dung câu (6) đề cập
- Trong câu (6), "cung cách thiết kế cái thế giới văn chương" có nghĩa là cách thức mà nhà văn xây dựng, tổ chức và truyền đạt thế giới trong tác phẩm của mình. "Cung cách" ở đây chỉ cách thức, phương thức mà nhà văn dùng để xây dựng và thể hiện tác phẩm – thứ con người có thể quan sát được.
- Phân tích, loại trừ: các đáp án A, B, C không đúng vì câu văn nói về cách thức của văn chương, không liên quan đến giao tiếp, ứng xử hay hồi tưởng quá khứ.
Với cách diễn đạt “một hiện thực cao hơn so với hiện thực ngoài kia” trong câu (8), tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
Đáp án đúng là: D
Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học
- Câu cuối: “Người đọc thông minh bao giờ cũng chờ đợi ở những trang văn một hiện thực khác - một hiện thực cao hơn so với hiện thực ngoài kia”. Cách diễn đạt “một hiện thực cao hơn so với hiện thực ngoài kia” là thành phần chêm xen được sử dụng nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ xuất hiện trước đó “hiện thực khác”.
Ý nào sau đây không được đề cập trong văn bản trên?
Đáp án đúng là: A
Đọc kĩ nội dung đoạn trích.
Phân tích, suy luận:
- Đáp án A KHÔNG được đề cập trong đoạn trích trên vì tác giả chỉ nhấn mạnh rằng văn chương không phản ánh cuộc đời y như nguyên trạng mà là một thế giới được lọc qua tâm hồn của người viết và có những yếu tố cao hơn hiện thực ngoài kia. Tác giả không đề cập đến việc văn chương có phản ánh đa dạng hiện thực đời sống hay không.
- Đáp án B được đề cập trong đoạn trích qua câu văn "Ngay cả nhiếp ảnh cũng không thể phản ánh được mặt sau của quả táo" —nhiếp ảnh không thể phản ánh đầy đủ hiện thực.
- Đáp án C được đề cập trong đoạn trích qua câu văn "Thông qua cung cách thiết kế cái thế giới văn chương đó, nhà văn gửi đi những thông điệp và tìm kiếm sự chia sẻ" — nhà văn tìm kiếm sự chia sẻ thông qua tác phẩm.
- Đáp án D được đề cập trong đoạn trích qua câu văn "Người đọc thông minh bao giờ cũng chờ đợi ở những trang văn một hiện thực khác - một hiện thực cao hơn so với hiện thực ngoài kia" — người đọc thông minh kì vọng vào văn chương, xem văn chương là hiện thực đời sống, hi vọng văn chương phản ánh hiện thực.
Quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên là gì?
Đáp án đúng là: A
Đọc kĩ nội dung toàn đoạn trích
- Đoạn trích thể hiện quan điểm: Văn chương không nhằm và không có khả năng phản ánh đời sống như nguyên trạng. Thay vì phản ánh đời sống một cách trực tiếp và trung thực, văn chương là một thế giới đã được lọc qua tâm hồn của người viết, và đó là một hiện thực đã được "tháo ra và lắp lại" theo cấu trúc và tỉ lệ của nhà văn. Vì vậy, tác giả cho rằng văn chương không nhằm và không có khả năng phản ánh đời sống như nguyên trạng mà tạo ra một hiện thực khác biệt, cao hơn.
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án B sai vì văn bản không nói rằng văn chương mô tả trung thực và đầy đủ về cuộc đời như nó vốn có. Thực tế, tác giả cho rằng văn chương không phản ánh hiện thực đời sống nguyên trạng mà là một hiện thực đã được lọc và xây dựng lại.
+ Đáp án C sai vì văn bản nói về việc nhà văn tìm kiếm sự chia sẻ thông qua tác phẩm, nhưng không nói rằng văn chương chỉ phục vụ cho "độc giả thông minh". Văn bản chỉ nói người đọc kỳ vọng ở văn chương một hiện thực cao hơn.
+ Đáp án D sai vi tác giả đề cập đến việc văn chương có một cấu trúc và tỉ lệ khác với hiện thực, nhưng không nói rằng văn chương có cấu trúc tương đồng với hiện thực đời sống.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com