Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: Một đời mẹ mặc áo nâu Bao nhiêu

Cho đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Một đời mẹ mặc áo nâu

Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai

Rách lành kể những hôm mai

Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày

Áo nâu bạc! Áo nâu gầy!

Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa

Lắng nghe sợi vải ngày xưa

Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi.

Bao nhiêu nước mắt mẹ rơi

Áo nâu gói cả những lời xót xa

Mẹ như sông phía quê nhà

Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm

Mẹ xa lìa cõi trăm năm

Con ngồi xếp những nâu trầm mà thương

Thôi đành nhờ cả khói sương

Áo nâu ơi hãy theo đường mẹ đi...

Trả lời cho các câu 773078, 773079, 773080, 773081, 773082, 773083 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết

Xác định thể thơ của đoạn thơ trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thể thơ ấy

Câu hỏi:773079
Phương pháp giải

Căn cứ các thể thơ đã học, phân tích.

Giải chi tiết

Thể thơ của đoạn thơ đã cho là thể thơ lục bát

Việc sử dụng thể thơ lục bát các câu sáu, tám luân phiên liên tiếp giúp bài thơ giống như một lời tâm tình, thủ thỉ, chan chứa cảm xúc chạm đến tận sâu trái tim người đọc.

Câu hỏi số 2:
Nhận biết

Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai?

Câu hỏi:773080
Phương pháp giải

Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích và xác định nhân vật trữ tình.

Giải chi tiết

Nhân vật trữ tình là người con.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp ấy trong câu thơ: “Mẹ như sông phía quê nhà/Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”

Câu hỏi:773081
Phương pháp giải

Căn cứ kiến thức bài so sánh, phân tích

Giải chi tiết

- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ví “mẹ” với “sông phía quê nhà”

- Tác dụng:

+ Giúp cho câu thơ hay hơn, sinh động và mang lại nhiều giá trị biểu đạt

+ Khắc họa sự tần tảo, chịu thương, chịu khó, hi sinh một cách thầm lặng cho con cái, qua đó người đọc cảm nhận được tình yêu bao la mẹ dành cho con

+ Thể hiện sự biết ơn, trân trọng của người con dành cho mẹ

d. Xét theo mục đích nói, câu “Áo nâu gầy!” là kiểu câu gì?

Câu đã cho là câu cảm

Câu hỏi số 4:
Nhận biết

Xét theo mục đích nói, câu “Áo nâu gầy!” là kiểu câu gì?

Câu hỏi:773082
Phương pháp giải

Căn cứ các kiểu câu đã học, phân tích.

Giải chi tiết

- Thuộc kiểu câu cảm thán.

Câu hỏi số 5:
Nhận biết

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì thông qua hình ảnh “áo nâu gầy”?

Câu hỏi:773083
Phương pháp giải

Căn cứ bài hoán dụ, phân tích

Giải chi tiết

- Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh hoán dụ “áo nâu” ý chỉ người mẹ.

Câu hỏi số 6:
Vận dụng

Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến với bạn đọc?

Câu hỏi:773084
Phương pháp giải

Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích

Giải chi tiết

- Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm đến bạn học nhiều thông điệp sâu sắc và ý nghĩa. Trước tiên, đó là sự hi sinh lớn lao mà lặng thầm của mẹ, mẹ là người dù vất vả nhưng vẫn không kêu than một lời. Không chỉ hiểu được sự khó nhọc của mẹ mà chúng ta còn phải biết ơn, trân trọng và đối xử thật tốt với mẹ khi còn có thể là thông điệp quan trọng nhất mà nhà thơ muốn chúng ta nhận ra. Bởi vì mẹ chính là người quan trọng trong cuộc đời này, là người yêu thương chúng ta vô điều kiện.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com